Sự "đảo chiều" của chỉ số VN-Index về cuối phiên lên sắc xanh chủ yếu do nhóm vốn hóa lớn, trong khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn chìm trong sắc đỏ. Rổ vốn hóa lớn nhất VN30 tăng đến 15,29 điểm (1,1%) với 22/30 mã tăng giá, trong khi chỉ số đại diện vốn hóa vừa VNMID giảm 0,49% và vốn hóa nhỏ VNSML giảm 1,34%.
Cụ thể, trong nhóm VN30, có đến 22 cổ phiếu tăng giá lúc đóng cửa, trong đó nổi bật là TPB, VHM, MSN… Khi TPB đến trước thời điểm ATC vài phút đã kịp tăng trần. Tương tự là MSN, tăng dần đều và kéo mạnh lúc đóng cửa, tăng 5,22%.
VHM thì càng chú ý hơn vì trong suốt phiên liên tục giảm giá, và chỉ được kéo tăng mạnh vào thời điểm ATC, đóng cửa tăng 6,67%.
Tương tự, nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HoSE cũng đồng loạt xanh trở lại trong phiên chiều. Dù mức tăng giá bình quân không thực sự lớn, chỉ chừng 2% nhưng cũng đủ giúp sức đẩy mạnh chỉ số VN-Index và cả VN30-Index.
Trong nhóm này, TPB vẫn là mã tăng mạnh nhất, thậm chí tăng trần trước thời điểm ATC vài phút. Bộ ba trong nhóm "Big 4" là VCB, BID và CTG cũng tăng khá. Chỉ hai mã cổ phiếu trong nhóm này là ACB và VPB lại giảm giá nhẹ bất ngờ vào cuối phiên.
Khối ngoại hôm nay đã giao dịch theo hướng tích cực hơn khi họ mua vào lượng cổ phiếu 1.555 tỷ và bán ra 1.249 tỷ, tương đươn mua ròng 306 tỷ đồng trên HoSE. Khối ngoại gom mạnh các mã NLG (155 tỷ), VHM (83 tỷ) và CTG (70 tỷ).
Chốt phiên giao dịch 5/5, VN-Index tăng 12 điểm lên 1.360,68 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 531 triệu đơn vị, tương ứng gần 15.361 tỷ đồng. Toàn sàn có 160 mã tăng giá, 272 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 2,2 điểm xuống mốc 358,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 72,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.722,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 83 mã tăng giá, 129 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,2 điểm xuống 103,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 37,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 736,79 tỷ đồng. Toàn sàn có 143 mã tăng giá, 150 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
Nhận định thị trường trong vài phiên tới, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, cho rằng thị trường đang bắt đầu chuyển sang trạng thái là giai đoạn tích lũy.
Có nghĩa là những thông tin xấu, tiêu cực có thể làm cho thị trường giảm sâu hiện giờ vẫn chưa có gì mới hơn; trong khi thị trường đã giảm từ hơn 1.500 điểm xuống quanh ngưỡng hơn 1.300 điểm như hiện nay, mức giảm hơn 200 điểm là rất lớn; các mã cổ phiếu cũng bị chiết khấu giảm từ 10-30%, thậm chí 40%... cho nên thị trường bắt đầu chuyển sang trạng thái tích lũy dần.
"Giai đoạn này, người bán gần như không muốn bán nữa, còn người mua thì có những người mạnh dạn hơn, chấp nhận rủi ro nhiều hơn, hoặc người mua là những người có kinh nghiệm thì họ sẽ thấy được đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu tốt, có tiềm năng tặng trưởng với giá hợp lý thì họ sẽ mua dần.
Do vậy, thị trường sẽ dao động trong một biên độ hẹp, có giảm thì cũng giảm không nhiều, hoặc có tăng thì mức tăng cũng không lớn. Thị trường sẽ tích lũy dần trong cả tháng 5 này chứ không chỉ riêng tuần này hay tuần tới", ông Phương dự báo.
Trong khi đó, ông Phạm Lưu Hưng, chuyên gia kinh tế trưởng Chứng khoán SSI thì lạc quan hơn khi cho rằng trong tháng 5, sẽ có 2 sự kiện lớn trong nước có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Đầu tiên là kỳ họp Quốc hội sắp tới với kỳ vọng sửa đổi Nghị quyết 42 liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ có tác động tích cực hơn. Đặc biệt, kỳ họp còn thông qua một số dự án đầu tư công lớn trong gói kích thích xây dựng hạ tầng, sẽ tạo hiệu ứng tích cực đến thị trường.
Sự kiện thứ hai là việc nâng hạng thị trường Việt Nam của MSCI từ cận biên lên mới nổi.
"Những biện pháp thanh lọc thị trường thời gian vừa qua sẽ giúp cho quá trình nâng hạng được dễ dàng hơn, mặc dù khó được xem xét, nhưng kỳ vọng MSCI sẽ có một số đánh giá tích cực hơn", ông Hưng nói.
Riêng đối với sự kiện quốc tế là FED nâng lãi suất thì không phải câu chuyện mới và đã được thị trường phản ánh.
"Cái nhà đầu tư cần quan tâm hơn là các tác động sẽ xảy ra với thị trường sau quyết định tăng lãi suất của FED", ông Hưng chia sẻ.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.