Thứ hai, 25/11/2024

Nhật là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam

17/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Nhật hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam, với 4.792 dự án còn hiệu lực, có tổng vốn đăng ký đến tháng 11/2021 đạt 64,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ hơn140 quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam.


Nhật là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam - Ảnh 1.

FDI từ Nhật vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo

Top 2 đầu tư vào Việt Nam

11 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, nhưng dòng vốn FDI của Nhật  vào Việt Nam vẫn đạt 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn FDI của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đáng chú ý hơn, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dòng vốn FDI của Nhật vào Việt Nam trong 11 tháng tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, chủ yếu là vốn đầu tư mới, chiếm 73,4% số vốn đầu tư; vốn đầu tư mở rộng chiếm 20,4% và vốn góp, mua cổ phần chỉ chiếm khoảng 6,5%.

Đánh giá về dòng vốn FDI của Nhật vào Việt Nam trong năm 2021, ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội – cho biết: Dòng vốn FDI từ Nhật vào Việt Nam có sự ăng trưởng ấn tượng, tích cực, bất chấp khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19, thể hiện niềm tin của doanh nghiệp Nhật và sức hút của thị trường Việt Nam.

Vốn FDI của Nhật đã đầu tư tại 19 ngành, lĩnh vực của Việt Nam. Trong đó, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với khoảng hơn 42 tỷ USD vốn FDI đăng ký. Ngoài ra, còn đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy; xây dựng; nông nghiệp; dịch vụ; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội…

57 tỉnh, thành phố cả nước đã thu hút được FDI từ Nhật, trong đó tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố như: Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

Bên cạnh những thương hiệu quen thuộc như Honda, Toyota, Sony, Panasonic, Canon… những năm gần đây với áp lực phải đa dạng chuỗi cung ứng, các nhà đầu tư Nhật đang đẩy mạnh mở rộng đầu tư theo hình thức mua bán, sáp nhập (M&A). Trong đó, có những dự án M&A lớn như: Công ty Dược phẩm ASKA mua 25% cổ phần của Công ty dược Hà Tây; Tập đoàn Haseko mua 36% cổ phần Công ty xây dựng Ecoba; Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate mua lại 80% giai đoạn II Dự án Grand Park của Vingroup; Ngân hàng Aozora mua 15% cổ phần Ngân hàng TMCP Phương Đông… Dù đầu tư theo hình thức M&A của Nhật trong năm 2021 đang bị chững lại, nhưng nhiều dự báo cho rằng, xu hướng M&A của các nhà đầu tư Nhật tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Nhiều lợi thế hấp dẫn

Bên cạnh những nét tương đồng về văn hoá, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam có lợi thế về chi phí đầu tư, nguồn lực lao động và chính sách thu hút đầu tư ngày càng hoàn thiện… theo đó, nhiều nhà đầu tư Nhật cho biết vẫn coi Việt Nam là thị trường tiềm năng để mở rộng đầu tư trong giai đoạn tới.

Ông Toshikazu Kanayama – Đại diện Sở Kinh tế Công nghiệp tỉnh Aichi - cho biết Việt Nam là điểm đến đầu tư số 1 của các doanh nghiệp Nhật trong 2 năm qua, đồng thời là thị trường quan trọng được các doanh nghiệp tỉnh Aichi quan tâm và xúc tiến đầu tư.

Theo đó, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tỉnh Aichi nói riêng và doanh nghiệp Nhật nói chung đầu tư vào Việt Nam, Aichi Support Desk đã được thành lập từ năm 2008 với sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp Aichi hoạt động và sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Để thúc đẩy doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam, ông Toshikazu Kanayama còn cho biết, hoạt động này sẽ vẫn được Aichi Support Desk đẩy mạnh trong thời gian tới.

Về phía Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhật nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh, điển hình như: Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; Nghị quyết số 128/NQ-CP về ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19…

Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra những nhóm nhiệm vụ, giải pháp như: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng; hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam làm việc…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...