Thứ sáu, 17/05/2024

Nhiều nhà đầu tư bất động sản 'đu đỉnh', khó thanh khoản khi đất xuống giá

02/06/2022 6:30 PM (GMT+7)

Nhiều nhà đầu tư bất động sản thiếu kinh nghiệm thường tham gia vào thị trường lúc “sốt” giá, đến khi giá đất đi xuống khiến những người này “đu đỉnh”, không thể thanh khoản để thu hồi vốn. Điều này đã được nhiều chuyên gia cảnh bảo trước đó nhưng tình cảnh này vẫn đang tiếp diễn.

Đất bị "thổi giá" cao, nhà đầu tư bất động sản vẫn lao vào thị trường

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, anh Nguyễn Quang Anh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đầu năm 2021 có mua một mảnh đất nền 105m2 tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh với giá 4,5 tỷ đồng, khoảng 45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, tháng 3/2022 do cần tiền để đầu tư lĩnh vực khác, anh Quang Anh muốn bán gấp mảnh đất này với giá cũ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa bán được mảnh đất này, mặc dù đăng tin rao bán nhiều nơi hay thông qua các môi giới đất.

"Khi tôi mua mảnh đất này cũng nghe được nhiều thông tin chỉ vài tháng giá đất sẽ tăng từ 5-10 triệu đồng/m2. Cho đến nay, tôi rao bán ngang với giá lúc mua ban đầu vẫn không thể bán được", anh Quang Anh chia sẻ thêm.

Nhiều nhà đầu tư “đu đỉnh”, khó thanh khoản khi đất xuống giá - Ảnh 1.

Nhà đầu tư cần tránh nghe theo "cò đất" mồi chài nếu không muốn "chôn vốn" (Ảnh: TN)

Cùng cảnh ngộ, anh Đại (Văn Giang, Hưng Yên) có mua mảnh đất rộng 100m2 tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, Hà Nội với giá 2,5 tỷ đồng, khoảng 25 triệu/m2. Ban đầu anh Đại tính "lướt sóng" trong thời điểm thị trường "nóng". Tuy nhiên sau một thời gian rao bán, thậm chí thông qua môi giới đều không thể bán với giá ban đầu.

"Tôi rao bán nhưng nhiều người họ mua với mục đích để ở nên muốn mua giá thấp hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn bán khi được giá, bởi 30% số tiền tôi phải vay ngân hàng để đầu tư nên đành cố chờ đợi tiếp", anh Đại chia sẻ thêm.

Theo thống kê của Batdongsan.com.vn về tình hình thị trường quý I/2022 cho thấy, nhu cầu đầu tư vẫn tập trung chính ở loại hình đất nền. Bởi, người dân có xu hướng chọn đất nền để trú ẩn dòng tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Giới chuyên gia thừa nhận, sự tăng giá "nóng" của thị trường đất nền thời gian qua chủ yếu là đầu cơ. Do không phải là nhu cầu thực nên cơn sốt chắc chắn hạ nhiệt.

Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thị trường để tránh nơi mua dễ bán khó

Theo khảo sát thị trường từ đầu năm 2022 đến nay, giá bất động sản tiếp tục tăng, một số địa phương có tình trạng sốt đất ảo, giá rao bán được "thổi" lên chóng mặt bởi được "gắn mác" với những dự án quy hoạch lớn. Chính điều này đã khiến thị trường bất động sản rơi vào thế người có nhu cầu mua thực không mua được, người bán thì nghe ngóng rồi đưa ra mức giá cao nên khó bán.

Tuy nhiên, theo chuyên gia và nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, hiện tượng "chôn vốn" vì mua đất dự án không phải do thị trường nhà đất mà đến từ khả năng, tầm nhìn của nhà đầu tư.

Anh Trần Mạnh Linh, nhà đầu tư bất động sản gần 15 năm cho rằng việc nhiều nhà đầu tư khó thanh khoản vì đất nền dự án có thể là do chủ đầu tư đã định giá tài sản của họ quá cao khi bắt đầu. Dẫn tới tình trạng nhà đầu tư mua vào sau vài năm, giá vẫn "dậm chân tại chỗ" là điều dễ hiểu.

"Nhiều nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm về thị trường, hầu hết mua bán theo cảm tính hoặc nghe ngóng thông tin qua một vài người mua trước thì "đu đỉnh" là điều dễ hiểu. Do đó, cần tìm hiểu thật kỹ những lô đất thuộc dự án có tính pháp lý, tiềm năng tăng giá thật chi tiết chứ không nên ăn theo những người khác", anh Linh nhấn mạnh.

Nhiều nhà đầu tư “đu đỉnh”, khó thanh khoản khi đất xuống giá - Ảnh 2.

Đầu tư "ăn theo" dự án cần tìm hiểu kỹ lưỡng (Ảnh: TN)

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng giá bất động sản thời gian qua đã bị đẩy lên quá cao ở nhiều địa phương có thông tin quy hoạch, dự án, sân bay… Do đó, khi thị trường trải qua nhiều cơn "sốt đất" liên tục, nhà đầu tư phải thận trọng hơn trong việc ra quyết định xuống tiền.

"Thực tế giao dịch thấp, hạn chế bởi giá bị đẩy quá cao, giá không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư, người mua cũng tính được giá trị ở mức độ nào hợp lý. Vì vậy, người có nhu cầu thực sẽ không mua những sản phẩm bị thổi giá quá cao, dẫn đến tình trạng khó thanh khoản. Để ổn định thị trường, cơ quan quản lý Nhà nước đang đẩy mạnh củng cố hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản", ông Đính chia sẻ thêm.

Nhiều chuyên gia cho rằng giống như các loại hình kinh doanh khác, đầu tư bất động sản bên cạnh tầm nhìn thì còn cần may mắn. Khi đầu tư vào thị trường để an toàn, nhà đầu tư cần xét về mật độ dân cư, nhu cầu ở thực, tiềm năng cho thuê, các yếu tố về quy hoạch, lịch sử tăng giá...


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.