Đại dịch Covid-19 trong 2 năm qua không ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hạt điều trên thế giới. Bởi nhân hạt điều là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nên luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo thông tin từ https://www.mordorintelligence.com, thị trường nhân hạt điều toàn cầu được dự báo sẽ đạt tốc độ bình quân 4,6% trong giai đoạn 2021 – 2026. Dự báo thị trường nhân hạt điều thô toàn cầu đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2025.
Việt Nam lại đang là nước có lượng xuất khẩu nhân hạt điều đứng đầu thế giới. Năm 2021 được đánh giá là một năm thành công đối với xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, với lượng xuất khẩu đạt 579.800 tấn, trị giá 3,64 tỷ USD, tăng 12,6% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với năm 2020.
Năm 2021, trị giá xuất khẩu hạt điều sang tất cả các khu vực tăng so với năm 2020. Trong đó, tốc độ xuất khẩu hạt điều sang châu Phi tăng 35,2%; sang khu vực châu Á tăng 24%,…
Ở khu vực Châu Âu, theo Bộ Công Thương, sau Mỹ, EU hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá xuất khẩu toàn ngành.
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam hiện đã có thị phần tại 23 thị trường thành viên EU. Trong đó, Đức và Hà Lan hiện là những đầu mối thương mại quan trọng vì 2 thị trường này vừa nhập khẩu để tiêu dùng nội địa, vừa tái xuất sang các thị trường khác trong khối.
Năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung ngành điều. Đặc biệt, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Đức năm 2021 đạt trên 19.000 tấn, trị giá vượt 122 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá. Các thị trường khác như Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Phần Lan…xuất khẩu hạt điều cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng.
Với những kết quả nêu trên, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU kỳ vọng sẽ đạt mốc 900 triệu USD trong năm 2022, tăng khoảng 15% về lượng và tăng 10% về trị giá so với năm 2021.
Lợi thế từ EVFTA và triển vọng thị trường Trung Quốc
Dự báo năm 2022, xuất khẩu nhân hạt điều của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ thị hiếu tiêu dùng toàn cầu ngày càng ưa chuộng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, thời gian bảo quản lâu. Bộ NNPTNT đặt mục tiêu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều đạt 3,8 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với 2021.
Đặc biệt Việt Nam có thể khai thác lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Bởi thuế suất đối với các sản phẩm chế biến từ nhân hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam đã giảm về 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trước đó là từ 7 - 12%. Do đó, kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu nhân hạt điều ở thị trường EU còn nhiều dư địa cho năm nay và các năm tới.
Ngoài EU, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc cũng có rất nhiều triển vọng tăng trưởng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc chiếm khoảng 89% năm 2021.
Đáng chú ý, trong vài năm trở lại đây, các loại hạt đã trở thành một thành phần chính trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Thậm chí, để thực hiện chính sách y tế quốc gia, Trung Quốc còn cho ra đời một bản "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc". Bản hướng dẫn này nhấn mạnh đến việc tiêu thụ các loại hạt hàng ngày.
"Nhập khẩu hạt điều của Trung Quốc tăng cũng có thể là do chiến dịch bán sản phẩm mới "các loại hạt hàng ngày", bao gồm hạt điều, đóng gói ăn liền của các nhà sản xuất hạt điều Trung Quốc" – đại diện Bộ Công Thương nhận định.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.
Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.