Thứ năm, 02/05/2024

Nông sản Việt nhiều cơ hội tăng thị phần tại EU

15/07/2022 6:00 AM (GMT+7)

Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) năm 2022 sẽ tăng trưởng mạnh, thị phần được mở rộng nếu các DN tận dụng tốt lợi thế cũng như tuân thủ luật chơi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).


Nhiều lợi thế

Với ưu đãi thuế quan từ EVFTA mang lại, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần tại EU. Đặc biệt, từ khi EVFTA có hiệu lực chính thức (1/8/2020), nhiều ngành hàng như: Giày dép, dệt may, thủy sản, gỗ, rau quả đều đã tận dụng khá tốt và gia tăng được kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, mặt hàng nông sản, thực phẩm, rau quả xuất khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng cao, ở mức từ 20 - 30%/năm và không bị hạn chế về chủng loại, sản lượng.

Nông sản Việt nhiều cơ hội tăng thị phần tại EU - Ảnh 1.

Chế biến thủy sản xuất khẩu sang EU. Ảnh minh họa


Đơn cử như mặt hàng gạo, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn. Giá gạo xuất khẩu sang thị trường EU cao hơn mức trung bình ngành gạo do chủng loại gạo xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là gạo thơm có giá trị cao. Dòng gạo thơm của Việt Nam được đánh giá đang có thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.

Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam xuất sang EU cũng có nhiều lợi thế khác. Chẳng hạn như, do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, giá một số loại thủy sản tại EU tăng vọt như: Cá ngừ, tôm, cá hồi… Trong khi đó việc thiếu hụt nguồn cung các loại thủy sản ở EU đang tạo cơ hội để sản phẩm cá tra Việt Nam tăng thị phần ở thị trường này.

Theo thông tin của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nếu trước đây, giá cá tra bình quân xuất khẩu sang EU chỉ đạt 2,7 USD/kg, thì trong 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu sang khu vực này đạt bình quân 3,45 USD/kg.

Bộ Công Thương dự báo các mặt hàng như: Cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè tiếp tục là những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với thị trường EU, và sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Về tình hình xuất khẩu nông sản sang EU, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải nhận định đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh khi Covid-19 được kiểm soát, mở cửa thông thương thuận tiện hơn; các DN xuất khẩu trong nước cũng trải qua thời gian thích nghi với những cam kết tại EVFTA, đặc biệt là cam kết về quy tắc xuất xứ. Đây là những yếu tố quan trọng để nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị phần tại thị trường các quốc gia EU.

Vượt rào cản kỹ thuật là yếu tố quyết định

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khó khăn, thách thức lớn đối với DN Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU là những yêu cầu khắt khe của thị trường này về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Nông sản Việt nhiều cơ hội tăng thị phần tại EU - Ảnh 2.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực được dự báo tăng trưởng mạnh ở thị trường EU. Ảnh minh họa


Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ DN, nhất là DN vừa và nhỏ có thể đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng cơ bản để xuất khẩu sang thị trường EU.

Về phía DN cần tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch giá trị cao vào thị trường EU. Bên cạnh đó, tái cơ cấu một số ngành hàng, đặc biệt là các sản phẩm trái cây cần tái cơ cấu theo hướng gắn với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo giá trị lao động gắn liền với sản phẩm xuất khẩu.

Đề cập về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang EU, PGS.TS Phạm Tất Thắng - Chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương) cho rằng: “Để vượt qua được hàng rào kỹ thuật của EU về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và bảo hộ sở hữu trí tuệ, trước tiên, các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP. Ngoài ra, năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với thị trường EU (nơi có khoảng cách địa lý lớn với Việt Nam). Do đó, phải phát triển các sản phẩm đồ hộp, có thể bảo quản dài ngày đối với cả trái cây và thủy sản.

Một điều đáng lưu ý nữa là sau khi có sản phẩm, cần tập trung phân phối sâu rộng vào thị trường EU. Để làm được điều này, DN Việt Nam cần kết nối với kênh phân phối lớn và hiện đại ở khu vực này, thông qua các nhà nhập khẩu lớn trong khu vực để duy trì kim ngạch xuất khẩu nông sản. Qua đó, giải quyết được vấn đề bán hàng qua trung gian, giúp người nông dân không bị thương lái trục lợi, ép giá.

Với 27 nước thành viên, dân số hơn 500 triệu người, EU có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD) từ khắp nơi trên thế giới. Nông sản Việt hiện mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.