Mô hình nuôi dơi lấy phân rồi bón lại cho cây ăn trái đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, tại xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành, mô hình này mới triển khai gần đây.
Ngày trước, người dân ở xã Minh Thắng chủ yếu trồng các loại cây lâu năm như tiêu, cao su, điều.
Trong khoảng 4 năm trở lại đây, giá các mặt hàng này nông sản này giảm xuống thấp. Một số bà con nông dân bắt đầu chuyển đổi sang trồng cây ăn trái.
HTX cây ăn trái Minh Thắng ở xã Minh Thắng được thành lập năm 2018 với 8 thành viên. Toàn bộ diện tích 20,5ha trồng bưởi, sầu riêng của HTX đều được chuyển đổi từ đất trồng cây cao su già cỗi, cho năng suất thấp.
HTX xác định canh tác theo hướng hữu cơ nên ngay từ khi xuống giống, các thành viên HTX đều sử dụng nguồn phân chuồng, phối trộn với nấm trichoderma ủ hoai mục để bón lót cho cây trồng.
Cá biệt, có thành viên xây dựng chuồng nuôi dơi ngay trong vườn để tận dụng nguồn phân giàu dinh dưỡng, bón lại cho cây trồng. Ông Trần Văn Dũng là thành viên tiên phong thực hiện mô hình này.
Ông Dũng cho biết, mang tiếng là nuôi chứ thật ra người dân phát âm thanh để dẫn dụ đàn dơi về ở trong chòi cao. Dơi kéo về rồi rơi tự sinh sôi bầy đàn.
Con dơi chủ yếu ăn các loại côn trùng, nhất là những loại chích hút gây hại cho bưởi và sầu riêng. Phân dơi chính là một trong những loại phân hữu cơ tốt cho tất cả các loại cây trồng.
Sau 4 năm trồng bưởi và sầu riêng gắn với mô hình nuôi dơi, ông Dũng cho biết phân dơi giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt so với các loại phân hóa học.
Việc nuôi dơi hầu như chỉ tốn chi phí ban đầu khi làm chuồng. Trong quá trình nuôi, dơi tự tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên.
"Đặc tính của loài dơi ban ngày thì ngủ, ban đêm mới bay ra kiếm ăn, nhà nông không phải tốn thêm kỳ chi phí nào khác", ông Dũng nói
Chi phí đầu tư cho 1 chuồng dơi với diện tích 20m2 khoảng 20 triệu đồng. Hai chuồng nuôi dơi của ông Dũng cho khoảng 1 tấn phân mỗi năm.
Phân dơi hiện có giá dao động từ 50.000-70.000 đồng/kg. Mức giá này có thể giúp nhà nông tiết kiệm cả trăm triệu đồng từ tiền phân bón.
Bốn năm qua, đàn dơi của ông Dũng chưa hề bị dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng, cần phải có 2 chuồng để giúp những con dơi tự phòng chống dịch bệnh mỗi khi môi trường bị nhiễm khuẩn.
Mô hình triển khai khá đơn giản, quá trình chăn nuôi dơi không khó khăn nên chỉ sau 2 năm, ông Dũng thu được lượng phân dơi khá lớn để bón cho cây ăn trái trong vườn.
Ông Dũng bỏ ra 40 triệu đồng đầu tư ban đầu nhưng đàn dơi ngày càng đông, lượng phân thu được ngày càng nhiều. "Nếu quy ra tiền thì đến năm thứ 2, mình thu lại vốn. Những năm tiếp theo mình cứ có nguồn phân bón để dùng dài lâu", ông Dũng nói.
Ông Trần Hữu Tài - Giám Đốc HTX Minh Thắng cho biết, giá trị dinh dưỡng cao của phân dơi không chỉ giúp cây trồng phát triển bền vững mà còn làm đất đai tơi xốp, tạo tính đa dạng cho hệ sinh thái của cây trồng.
Xã Minh Thắng hiện có hơn 10 vườn cây ăn trái. Mô hình nuôi dơi lấy phân chỉ mới bắt đầu nhưng bà con rất phấn khởi với lợi ích mà phân dơi đem lại.
"HTX đang vận động các thành viên khác tiếp tục mở rộng mô hình, tối thiểu mỗi vườn cây ăn trái có 1 chuồng dơi để bổ sung dưỡng chất hữu cơ cho vườn cây của từng hộ thành viên", ông Dũng nói.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Nhiều sàn thương mại điện tử Việt Nam đang chọn bán nông sản online để cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp đang ưu tiên giỏ quà Tết tiết kiệm từ 100.000-200.000 đồng cho Tết Nguyên đán 2025 do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa của TP.HCM năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
Từ ngày 18/12/2024 đến Tết Dương lịch 2025, người dân TP.HCM có thể thỏa sức mua hàng hiệu giảm giá lên đến 80%. Chương trình còn được livestream để người dân cả nước mua sắm online.
Không khí bán hàng Tết Nguyên đán tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã rộn ràng lên vì chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025.