Chủ nhật, 19/05/2024

"Ông lớn" GVR lên danh sách bán vốn 8 đơn vị thành viên tới năm 2025

11/03/2024 12:07 PM (GMT+7)

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) dự kiến chuyển nhượng vốn đối với 1 đơn vị do tập đoàn nắm cổ phần chi phối và 7 đơn vị khác mà tập đoàn không nắm cổ phần chi phối.

"Ông lớn" GVR lên danh sách bán vốn 8 đơn vị thành viên tới năm 2025- Ảnh 1.

"Ông lớn" GVR lên danh sách bán vốn 8 đơn vị thành viên tới năm 2025. Ảnh: Quốc Hải

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với nhiều nội dung đáng chú ý như đề án tái cơ cấu đến năm 2025.

Cụ thể, GVR dự kiến sẽ chuyển nhượng vốn đối với đơn vị do tập đoàn nắm cổ phần chi phối là Công ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su và 7 đơn vị khác mà tập đoàn không nắm cổ phần chi phối gồm: Công ty CP Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty CP Du lịch quốc tế Vũng Tàu, Công ty CP EVN Quốc tế; Công ty CP Điện Việt Lào; Công ty CP Tổng công ty Xây dựng và Thủy lợi 4; Công ty CP BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG.

Ngoài ra, GVR cũng sẽ sắp xếp 5 công ty thủy điện theo chỉ đạo, quyết định, phán quyết của cấp có thẩm quyền và giải thể Xí nghiệp Liên doanh Visorutex khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp thành viên tại Lào cũng nằm trong kế hoạch với việc sáp nhập Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay vào CTCP Quasa Geruco, Công ty TNHH MTV Cao su Quavan vào Công ty TNHH Cao su Việt Lào.

GVR cũng sẽ xem xét đầu tư thêm vốn để nắm giữ quyền chi phối tại Công ty CP Cao su Bến Thành và thực hiện giải thể Xí nghiệp Liên doanh Visorutex khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, GVR cũng dự kiến chuyển đổi 4 đơn vị gồm Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Tạp chí Cao su Việt Nam, Trung tâm Y tế Cao su, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Trong năm 2024, GVR lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu đạt 24.999 tỷ đồng doanh thu và 3.437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 13% và 2% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Đến năm 2025, GVR đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 28.575 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 5%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 5.051 tỷ đồng.

Luỹ kế giai đoạn 2021 – 2025, tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 135.000 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giai đoạn ước đạt 25.075 tỷ đồng.

Số lao động bình quân hàng năm toàn tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025 là 82.848 người/năm, đến năm 2025 dự kiến đạt 87.070 người và thu nhập bình quân khoảng 101 triệu đồng/người/năm.

Về định hướng, quy mô ngành nghề kinh doanh chính đến hết năm 2025, Cao su Việt Nam dự kiến sẽ trồng, chăm sóc, khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su với diện tích khoảng 360.000 - 370.000 ha (trong nước khoảng 245.000 - 255.000 ha, nước ngoài khoảng 115.000ha), sản lượng mủ cao su khai thác khoảng 400.000 tấn, sản lượng tiêu thụ khoảng 500.000 tấn (bao gồm cao su gia công, thu mua), sản lượng gỗ cao su nguyên liệu khoảng 1,5 triệu m3 gỗ.

Cùng với đó, công ty cũng đầu tư, mở rộng, cải tạo nâng công suất các nhà máy chế biến gỗ theo hướng phát triển các loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản xuất các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với sản lượng khoảng 1,5 triệu m3 các loại.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng ngày 11/3, thị giá cổ phiếu GVR hiện ghi nhận ở mức 30.100 đồng/cổ phiếu, tăng 3,79% so với phiên giao dịch trước đó. Vốn hóa của GVR trên thị trường ước đạt khoảng 120.4000 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.