"Phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot, các công ty chứng khoán có ảnh hưởng?
Quốc Hải
11/09/2023 10:02 AM (GMT+7)
Theo lý giải của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc đặt lệnh giao dịch chứng khoán tự động bằng robot có thể gây quá tải hệ thống, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ dây chuyền khi thị trường chứng khoán diễn biến xấu.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định "phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot. Ảnh: SSI
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cuối tuần qua đã có văn bản gửi các công ty chứng khoán yêu cầu dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động. Theo đó, qua giám sát đối với hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến tại các công ty chứng khoán, UBCKNN nhận thấy có hiện tượng sử dụng công nghệ robot để đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất rất lớn.
UBCKNN cho rằng, việc đặt lệnh tự động sẽ làm gia tăng đột biến lệnh từ các công ty chứng khoán vào Sở Giao dịch Chứng khoán trong cùng một thời điểm, dẫn đến số lệnh vào sàn vượt quá năng lực thiết kế của cả hệ thống, gây hiện tượng quá tải hệ thống.
Bên cạnh đó, hoạt động này cũng gây ra nguy cơ đổ vỡ dây chuyền khi thị trường chứng khoán diễn biến xấu, từ đó tác động tiêu cực đến công tác quản trị rủi ro của công ty chứng khoán.
"Theo các quy định về giao dịch chứng khoán trực tuyến tại Thông tư số 134/2017 và Thông tư số 73/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc sử dụng các công nghệ này để đặt lệnh hiện chưa được phép thực hiện. Vì vậy, yêu cầu các công ty chứng khoán rà soát và dừng ngay hình thức đặt lệnh tự động như trên (nếu có); đồng thời nghiêm túc thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề này", UBCKNN nhấn mạnh.
Việc "Phanh" gấp việc đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot, các công ty chứng khoán có ảnh hưởng?
Theo lý giải của các chuyên gia chứng khoán, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán.
Giám đốc một công ty Chứng khoán trong TOP 10, nhận định, hiện nay trên thị trường chứng khoán, các trường hợp sử dụng đặt lệnh tự động phổ biến gồm: (1) Tạo lập các sản phẩm như chứng quyền, phái sinh, ETFs; (2) Kinh doanh chênh lệch giá; (3) Chẻ lệnh; (4) Nhận lệnh từ một bên thứ ba hợp tác với các CTCK; (5) Copytrade, hoặc các giao dịch ủy thác trên nhiều tài khoản; (6) Quản trị rủi ro (cắt lỗ, chốt lời) một cách chủ động.
"Không rõ theo phân loại của UBCKNN thì tất cả 6 trường hợp này hay chỉ một trong những trường hợp trên được phân loại là giao dịch theo robot", người này nói.
Cũng theo chuyên gia chứng khoán này, việc cấm dùng robot sẽ có ảnh hưởng tới từng đơn vị, từng hoạt động ở mức độ khác nhau.
Chẳng hạn, về thanh khoản chắc chắn là có bị tác động nhưng ở mức độ trung bình vì tỷ trọng giao dịch bằng robot ở Việt Nam chưa cao và một số hoạt động giao dịch bằng máy vẫn có thể giao dịch bằng thủ công. Trong khi đó, ở khâu vận hành, đương nhiên là một số nghiệp vụ sẽ gặp khó khăn hơn nếu thực hiện thủ công.
"Với các Công ty Chứng khoán, yêu cầu này của cơ quan quản lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến một số đơn vị có nguồn thu lớn đến từ các mảng kinh doanh như kinh doanh chênh lệch giá, copytrade, ủy thác, các CTCK nhận lệnh gián tiếp từ bên thứ ba qua robot…mà chưa tìm được giải pháp thay thế", người này nói thêm.
Còn tác động tới thị trường chung thì tất nhiên việc ngưng đặt lệnh chứng khoán tự động bằng robot có thể giảm rủi ro, biến động chung của thị trường.
Ngày 2/4, cổ phiếu của Xiaomi đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần và đã chuẩn bị cho ngày giảm thứ 5 liên tiếp, sau khi một trong những chiếc xe điện SU7 của công ty gặp tai nạn chết người ở miền đông Trung Quốc.
Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về mức độ quan tâm đến tài sản số, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế và xếp thứ 6 về khối lượng giao dịch. Vì vậy, có thể tận dụng nguồn thu từ giao dịch tài sản số.
Cổ phiếu châu Á giảm vào thứ Sáu với lượng bán mạnh tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi vàng trú ẩn an toàn đạt mức cao kỷ lục, khi đòn thuế quan mới nhất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư về một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Nhóm nghiên cứu TS. Cấn Văn Lực, TS. Phạm Thị Hạnh, ThS Nguyễn Quang Hưng, ThS Hà Thanh Lương mới đây đã có báo cáo về triển vọng các kênh đầu tư năm 2025.
Sau một khởi đầu đầy kịch tính trong năm, ngành công nghiệp tiền điện tử đang dần ổn định trong một thực tế mới — một thực tế mà Nhà Trắng đang trải thảm đỏ và hứa hẹn mức hỗ trợ chưa từng có.
Ngày 2/4, cổ phiếu của Xiaomi đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần và đã chuẩn bị cho ngày giảm thứ 5 liên tiếp, sau khi một trong những chiếc xe điện SU7 của công ty gặp tai nạn chết người ở miền đông Trung Quốc.
Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về mức độ quan tâm đến tài sản số, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng các nền tảng giao dịch quốc tế và xếp thứ 6 về khối lượng giao dịch. Vì vậy, có thể tận dụng nguồn thu từ giao dịch tài sản số.
Cổ phiếu châu Á giảm vào thứ Sáu với lượng bán mạnh tại Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi vàng trú ẩn an toàn đạt mức cao kỷ lục, khi đòn thuế quan mới nhất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư về một cuộc chiến thương mại toàn diện.
Nhóm nghiên cứu TS. Cấn Văn Lực, TS. Phạm Thị Hạnh, ThS Nguyễn Quang Hưng, ThS Hà Thanh Lương mới đây đã có báo cáo về triển vọng các kênh đầu tư năm 2025.
Sau một khởi đầu đầy kịch tính trong năm, ngành công nghiệp tiền điện tử đang dần ổn định trong một thực tế mới — một thực tế mà Nhà Trắng đang trải thảm đỏ và hứa hẹn mức hỗ trợ chưa từng có.