Thứ hai, 25/11/2024

Quản lý dòng tiền, tránh 'bong bóng' bất động sản, chứng khoán

08/01/2022 8:10 AM (GMT+7)

Ngày 7/1, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ða số đại biểu đồng tình với sự cần thiết, cấp bách trong việc ban hành gói hỗ trợ, song cũng lưu ý đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không chấp nhận đi vay để đầu tư cho những mục tiêu chưa thực sự cấp bách.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách, vấn đề cốt lõi là với hơn 346.000 tỷ đồng, chúng ta sẽ thu được kết quả gì? Do vậy, đề án phải quy định rõ được kết quả nguồn lực đầu vào, hiệu quả đầu ra. Bên cạnh đó, nguồn lực lần này sẽ được phân bổ cho các mục tiêu khác nhau, có phân bổ trực tiếp, có gián tiếp như thuế, lãi suất… Nhưng theo bà Mai, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng cần nguyên tắc, tiêu chí cụ thể tương ứng từng gói chính sách. “Chúng ta không chấp nhận bội chi, không chấp nhận đi vay để đầu tư cho những mục tiêu chưa thực sự cấp bách”, bà Mai nói.

Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm soát chặt dòng tiền. “Vay tiền nhưng không dùng để sản xuất mà đem đi đầu tư tài chính, bất động sản là rất nguy hiểm”, ông Hải nhận định. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình) cho rằng, khi thực hiện gói kích thích kinh tế, cần tránh dồn lực vào các kênh đầu tư không phản ánh thực chất, đảm bảo an ninh tiền tệ, quản lý dòng tiền, tránh “bong bóng” bất động sản.

Quản lý dòng tiền, tránh 'bong bóng' bất động sản, chứng khoán - Ảnh 2.

4 lô đất "vàng" vừa được TPHCM đấu giá có vị trí đắc địa khi nằm sát chân cầu Thủ Thiêm. Một số chuyên gia lo sẽ có bong bóng bất động sản từ vụ đấu giá kỷ lục ở Thủ Thiêm. Ảnh: Dân Trí

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình), mục tiêu ổn định vĩ mô rất quan trọng, do vậy cần chú ý đặc biệt đến lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ công. Đồng thời, cần rà soát khả năng hấp thụ của nền kinh tế. “Cần cung cấp cho doanh nghiệp hướng đi, cách thức đi, cung cấp cần câu chứ không phải con cá”, đại biểu Huy nói. Ông đề nghị có cơ chế để tránh tình trạng “móc nối, tuyệt đối tránh tình trạng doanh nghiệp vay vốn xong lại đem gửi ngân hàng lấy phần trăm chênh lệch”.

Hỗ trợ tối đa cho công nhân, đối tượng yếu thế

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là khôi phục thị trường lao động. Bà Thủy dẫn chứng, trong quý III/2021, cả nước có tới 28 triệu người lao động hứng chịu hệ quả tiêu cực của đại dịch. Biến thể Delta đã cuốn đi 1/4 mức lương tháng của người lao động vùng Đông Nam bộ. Đại biểu đề nghị dành kinh phí thoả đáng hỗ trợ xây nhà ở cho công nhân; hỗ trợ tiền xét nghiệm, đi lại và tư vấn việc làm để người lao động có cơ hội quay trở lại làm việc.

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) đề nghị chính sách tài khóa, tiền tệ cần tính toán thêm gói hỗ trợ đối với lao động khu vực phi chính thức. Đây là lực lượng thu nhập thấp, ít có cơ hội tiếp cận với các chương trình phát triển kỹ năng nghề, nhưng lại chiếm phần lớn trong lực lượng lao động quốc gia và rất dễ bị tổn thương…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc