Ngày 23/5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 50 điểm cơ bản, tiếp nối sau chỉ đạo của Chính phủ sau phiên họp thường kỳ tháng 4. Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng hơn hai tháng với động cơ chính đằng sau là tăng trưởng kinh tế vẫn còn đang rất yếu.
Nhóm phân tích Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, quyết định của Ngân hàng Nhà nước được đặt trong bối cảnh có một số điểm thuận lợi khi lạm phát trong nước tiếp tục xu hướng giảm, tỷ giá vẫn tương đối ổn định và chu kỳ tăng lãi suất của Fed gần như đã kết thúc.
Theo VDSC, tác động tích cực của đợt giảm lãi suất điều hành lần này là do mặt bằng lãi suất huy động với kỳ hạn 3 tháng của các ngân hàng quốc doanh và tư nhân hiện đang cao hơn trần lãi suất nên lãi suất huy động có thể giảm thêm từ 20-50 điểm cơ bản.
Mặt khác, vì động lực tăng trưởng tín dụng vẫn còn thấp, rủi ro nợ xấu đang gia tăng nên cơ chế truyền dẫn chính sách giảm lãi suất điều hành là không mạnh và mất thời gian mới có thể nhìn thấy kết quả.
Hiện tại, các lãi suất điều hành cơ bản đã giảm trung bình khoảng 100 điểm cơ bản so với hồi đầu năm. Xét ở góc độ điều hành chính sách tiền tệ thận trọng thì dư địa để giảm thêm lãi suất điều hành là hạn hẹp nếu nhìn trong tương quan lãi suất USD-VND.
Tuy nhiên, đặt trong tương quan chính sách tiền tệ là cứu tinh đối với tình hình kinh tế trong nước, VDSC cho rằng vẫn có khả năng sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất 50-100 điểm cơ bản trong quý III/2023, đưa lãi suất điều hành về gần mức trước đợt tăng mạnh vào tháng 10 năm ngoái.
"Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước phải mạnh dạn đi thêm một bước nữa, dùng công cụ lãi suất điều hành để tạo áp lực giúp mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế giảm thêm. Nếu điều này diễn ra, chúng tôi kỳ vọng bước đi này sẽ mang tính quyết định hơn, có tính đánh đổi cao hơn và có thể tạo tác động lan toả tốt hơn so với các đợt giảm đầu năm nay", nhóm phân tích nêu quan điểm.
Nhóm phân tích Chứng khoán ACB (ACBS) mới đây cũng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Cụ thể, sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, và hiện tại cả hai lĩnh vực đều đối mặt với sự suy giảm hoạt động. Do đó, người dân sẽ không có nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm và doanh nghiệp cũng không có ý định vay vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất.
Như vậy, việc giảm lãi suất có thể không có nhiều tác động nếu không có sự tăng trưởng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Ngành sản xuất của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Vì vậy, chúng ta có thể phải đợi sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đó. Bên cạnh đó, khi ngành sản xuất hồi phục, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam cũng phục hồi. Những tác động trên mới là điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023”, ACBS nhận định.
Tối 30/9, một căn hộ ở tầng 10 tòa CT11-Gardenia chung cư Hồng Hà Eco City, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội bị cháy. Cư dân ở đây cho biết đám cháy xảy ra khi bên dưới đang tổ chức Đêm hội trăng rằm có bắn pháo hoa.
500 tiểu thương tại chợ nông sản phường 3, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang mặc áo bà ba bán rau cải, trái cây và cá đồng. Đây là cách quảng bá hình ảnh đất và người Hậu Giang đến với du khách trong và ngoài nước.
Sau hơn 40 ngày nhận kết luận điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra cáo trạng truy tố 38 người trong vụ án Việt Á. Số này gồm 3 cựu Ủy viên Trung ương Đảng là các cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và cựu Bí thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
Tối qua (29/9 nhằm 15/8 Âm lịch), phố lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5) tấp nập người đến chơi. Tuy vậy, nhiều cửa hàng bán tháo bánh Trung thu vẫn ế chỏng chơ…
Với mục tiêu dài hạn, nhiều quốc gia có mức lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao. Trong khi đó, VN tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng Chín tăng 3,66% so với tháng 9/2022.
Trong 5 ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu trên thị trường mở kỳ hạn 28 ngày hút khoảng 70 nghìn tỷ đồng khiến nhiều ý kiến lo ngại. Thế nhưng ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc NHNN khẳng định động thái này không tác động tới lãi suất và cố gắng cân đối lãi suất và tỷ giá.