Các doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân dịp Tết. Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung thông tin doanh nghiệp lên kế hoạch phối hợp các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp tăng cường lượng hàng thiết yếu lên gấp đôi.
Đơn vị cũng tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa lên thêm từ 5 đến 10 lần so với các tháng trong năm, nhất là nhóm hàng thực phẩm Tết để bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Theo Phó tổng giám đốc thường trực Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm, Hapro đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần với giá trị hàng hóa tương đương Tết Nguyên đán 2021.
Ngoài nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu của TP, doanh nghiệp chuẩn bị các sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến và các loại đặc sản vùng miền. Đơn vị này cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động bán hàng online thông qua thương mại điện tử.
Đại diện phía siêu thị Big C thì cho biết lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nhâm Dần của doanh nghiệp dự kiến tăng 5-7% so với kế hoạch Tết 2021, trong đó, tập trung vào nguồn hàng trong nước, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng truyền thống.
Thông tin về kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2022, quyền Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết Sở đang đẩy mạnh phối hợp với các địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… đưa nguồn hàng các tỉnh, thành phố về Hà Nội tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu gồm gạo, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi; các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm nông, lâm, sản khô, bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát; mặt hàng hoa tươi, may mặc, điện máy.
Để bảo đảm không thiếu hàng, Sở Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp chuẩn bị phương án bảo đảm hàng hóa, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.
“Trường hợp cần thiết, khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (siêu thị, cửa hàng, nhà hàng) sang bán hàng hóa thiết yếu…”, bà Lan nói.
Ngành đường sắt cho biết đã bán thành công hơn 62.000 vé tàu Tết sau 2 tuần mở bán. Hiện tại, vé tàu trước va sau Tết vẫn còn dồi dào.
Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.
Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.
Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Aeon liên tục khai trương các trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam gần đây. Họ cũng có ý định mở tiếp một số trung tâm thương mại ở những tỉnh thành khác. Đại gia bán lẻ Nhật Bản này đang làm ăn ra sao?