Thứ ba, 03/12/2024

Sữa Việt Nam đã có mặt tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ

26/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

5 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2020-2021, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành sữa.

Tuy nhiên, nhờ sự chủ động vượt khó, bản lĩnh trước khủng hoảng, ngành sữa vẫn có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng về sản lượng, sản phẩm và doanh thu.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, trước sự bùng phát của dịch Covid-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp ngành sữa đối mặt với nhiều bài toán sống còn, như vấn đề logistics, phân phối sản phẩm; nhiều nhà máy, trang trại, cửa hàng phân phối phải tạm dừng hoạt động vì dịch bệnh…

Sữa Việt Nam đã có mặt tại 56 quốc gia và vùng lãnh thổ - Ảnh 1.

Ban chấp hành Hiệp hội Sữa Việt Nam nhiệm kỳ III (2022-2027)

Nhận diện thách thức, nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp sữa vừa duy trì hệ thống phân phối truyền thống, vừa đẩy mạnh hệ thống phân phối hiện đại, thông qua thúc đẩy kinh doanh qua sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, các doanh nghiệp sữa đã đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cùng đó, các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, đầu tư đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thống kê của Hiệp hội Sữa Việt Nam, giai đoạn 2015-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng doanh thu ngành sữa cao nhất đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc chăn nuôi. Năm 2016, sau khi chạm mốc 95.000 tỷ đồng, doanh thu toàn ngành này đã vượt 100.000 tỷ đồng vào cuối năm 2017, với mức tăng trưởng gần 10%. Năm 2018, tổng doanh thu ước đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Riêng năm 2020-2021, mặc dù khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng, năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng.

Số liệu từ Hiệp hội Sữa Việt Nam còn cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sữa tăng lên trong năm 2020, 2021, cụ thể kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt gần 300 triệu USD, riêng doanh thu kinh doanh quốc tế của Vinamilk năm 2020 đạt trên 240 triệu USD. Đến nay, thị trường xuất khẩu của sữa Việt Nam đã mở rộng gần 56 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế đất nước, dù còn nhiều khó khăn song Hiệp hội Sữa Việt Nam dự báo triển vọng phát triển ngành sữa Việt Nam vẫn rất lớn. Theo đó, nhu cầu về sữa và sản phẩm sữa - loại thực phẩm dinh dưỡng tăng cường miễn dịch được ưu tiên lựa chọn; riêng sản phẩm sữa có giá trị cao cũng được dự báo sẽ tăng mạnh. Đặc biệt, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được cho là động lực để toàn ngành sữa nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ sữa ở mức cao hơn.

Là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp sữa với 118 hội viên, sau hơn 6 năm hoạt động, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có sự đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển ngành sữa Việt Nam; đưa tiếng nói và nguyện vọng của doanh nghiệp thành viên đến với các cấp, các ngành, thể hiện vai trò gắn kết và hợp tác, là cầu nối giữa các doanh nghiệp.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2022-2027) Hiệp hội Sữa Việt Nam, ngày 25/3, PGS. TS Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam nhấn mạnh, nhiệm kỳ II (2015-2021) là nhiệm kỳ để lại nhiều dấu ấn của Hiệp hội, trong đó các mặt hoạt động của Hiệp hội tiếp tục được duy trì và mở rộng, thực hiện vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp của ngành, là cầu nối các doanh nghiệp với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương; thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp của Hiệp hội với nhau và với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức các hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hội viên. Nhờ đó, Hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp một phần vào những thành tựu chung của ngành sữa Việt Nam.

Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp trong ngành sữa gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, trong “nguy có cơ”, theo ông Trần Quang Trung, doanh nghiệp sữa, các hội viên Hiệp hội đã nhanh chóng đổi mới, sáng tạo chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi với tình hình mới; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh; các doanh nghiệp năng động, sáng tạo và đầu tư phát triển đàn bò sữa chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, đầu tư xây dựng nhiều trang trại hữu cơ, nhiều nhà máy sản xuất công nghệ hiện đại…

“Nhờ sự nỗ lực và bản lĩnh vượt “bão Covid-19” cùng với sự trợ lực từ các chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp sữa trong nhiệm kỳ qua tăng trưởng với doanh thu bình quân hàng năm đạt 5%, sản lượng sữa nước và sữa bột đều tăng ấn tượng, ngành sữa là một trong những ngành chăn nuôi có tăng trưởng tốt nhất”- ông Trung cho biết.

Thời gian tới, trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, cơ hội và thách thức đan xen, đại diện Hiệp hội Sữa Việt Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp đứng vững và phát triển là một điều không dễ, chính vì vậy sự đổi mới, sáng tạo để thích nghi, phát triển; sự hợp tác, đoàn kết giữa các doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, đột phá, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển.

Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, Hiệp hội Sữa Việt Nam khẳng định sẽ phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ngành sữa, là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển. “Tất cả các hoạt động của Hiệp hội đều nhằm một mục tiêu duy nhất đó là đem đến hiệu quả tối đa trong việc đại diện, bảo vệ, gia tăng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hội viên”- ông Trung nhấn mạnh.



Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2022-2027), Hiệp hội Sữa Việt Nam đã bầu Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ III với 25 ủy viên, Ban kiểm tra 3 ủy viên. PGS. TS Trần Quang Trung tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam; bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Sữa Việt Nam là Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Sữa Việt Nam.

Nhiệm kỳ 2022-2027, Hiệp hội Sữa Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành Hiệp hội mạnh, quy tụ được phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh của Việt Nam; phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ tri thức khoa học và công nghệ; đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên… Qua đó góp phần tích cực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm, phát triển công nghệ thực phẩm của đất nước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng 6 tháng đầu năm 2025

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.