Theo Chủ tịch Malpass, đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều quốc gia phải vay tài chính nhiều hơn và World Bank (WB) cũng như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng nhiều quốc gia đang phải đối mặt hoặc có nguy cơ mắc nợ trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất tăng cao.
"Tôi lo lắng về mức nợ, lo lắng về từng quốc gia." ông Malpass cho biết.
Chỉ riêng trong năm 2022, khoảng 44 tỷ USD tiền nợ ở một số nước nghèo nhất đến hạn phải thanh toán, lớn hơn dòng viện trợ nước ngoài mà các nước có thể hy vọng nhận được.
"Ngay bây giờ, chúng ta đang ở giữa những gì tôi nghĩ là làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ," Chủ tịch WB nhận định.
Ông Malpass cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiều hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, và "minh bạch hơn" về các khoản nợ: "Khi chúng ta đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển, chúng ta nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của các nền kinh tế tiên tiến trong việc khôi phục tăng trưởng và hướng tới một môi trường tăng trưởng nhanh hơn. Các nước đang phát triển cũng cần nhiều dòng vốn hơn và mặc dù WB đang mở rộng sự trợ giúp cho các nước, nhưng điều đó là chưa đủ".
Những bình luận của ông Malpass được đưa ra vào thời điểm nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, khi đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng và lãi suất tăng cao, có nguy cơ gây xáo trộn trên toàn cầu và làm chệch hướng các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng việc các nền kinh tế lớn tăng mạnh lãi suất có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc để lạm phát cao sẽ dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn.
Theo WB, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua 4 làn sóng tích lũy nợ kể từ năm 1970 và nhìn chung đã gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Tình trạng “doanh nghiệp bán mình” do quá khó khăn đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chỉ ra trong thời gian qua.
Tại sự kiện Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022), Sacombank tiếp tục nhận về 2 giải thưởng quan trọng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.
Theo xu hướng, giữ và chi tiêu tiền mặt đã không còn được ưu tiên. Với sự phát triển của thanh toán không tiền mặt cũng như các ứng dụng ngân hàng di động, người dân ngày càng quen để tiền trong tài khoản, sẵn sàng thanh toán cho mọi chi tiêu của mình.
Giá vàng thế giới giảm liên tiếp bỏ xa mốc 2.000 USD/ounce đã lập đỉnh vào đầu tháng 5. Vàng trong nước không còn hấp dẫn trong bối cảnh sức mua yếu, đồng USD tăng giá. Ghi nhận tại Hà Nội, người dân chủ yếu bán ra bất chấp lỗ so với giá mua vào hồi đầu năm.
Sau khi Bộ Tài chính “thúc” bộ ngành, địa phương có phương án sắp xếp nhà, đất công không sử dụng, tiềm ẩn lãng phí, nhiều đơn vị có văn bản trả lại nhà nước để xử lý.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỉ lệ khách hàng vay tiêu dùng không trả nợ ngày càng cao và có hiện tượng rủ nhau bùng nợ công ty tài chính khiến nợ xấu tăng, lãi suất vay khó giảm.