Đây chính là nền tảng cho sự phát triển của hệ thống thủy lợi - giao thông phục vụ cho vựa lúa lớn nhất cả nước trong suốt gần 400 năm qua.
Tuy nhiên, chỉ khi người Việt đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), để khai thác hệ thống sông ngòi chằng chịt hiệu quả hơn, họ đã ra sức nạo vét, khai rạch, đào kênh để dẫn nước vào các cánh đồng, đồng thời tạo những thủy lộ thuận tiện cho việc di chuyển, buôn bán.
Cố nhà văn Sơn Nam nhận định, không chỉ những dòng kênh đi mở cõi, cách đây chừng vài chục năm, hàng trăm tuyến kênh ở vùng sâu hơn, xa hơn của biên giới Đồng Tháp Mười cũng được đào đắp, hệ thống lại. Chính những dòng kênh này đã góp phần biến cả dải đất hoang vu Đồng Tháp Mười thành một vựa lúa lớn nhất cả nước và đó cũng là cột mốc biến Việt Nam từ nước thường xuyên thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới cho tới tận ngày nay.
Khi đến đây khai khẩn, để thích nghi với môi trường, tổ tiên người Nam bộ đã tạo ra nếp sinh sống, tập quán mới, từ đó hình thành đặc trưng của vùng địa sinh thái nhân văn sông nước. Nét nổi bật của đời sống văn minh sông nước là thế giới phong phú các loại phương tiện giao thông thủy, như: xuồng, ghe, vỏ lãi, tàu và bắc (phà)… Trong mỗi loại lại có những dạng khác nhau để thích nghi với đặc trưng sông rạch của từng vùng.
Huỳnh Tịnh Của định nghĩa: "Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường dòng theo ghe lớn". Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng chèo, xuồng máy… Phổ biến nhứt là xuồng ba lá, loại này nhẹ, di chuyển linh hoạt cả trên sông rạch và trên đồng ruộng. Gọi xuồng ba lá vì nó được ghép từ ba tấm ván gỗ lớn, khá mỏng, một tấm làm đáy, hai tấm làm be, cố kết với bộ khung gỗ gọn nhẹ, gọi là cong xuồng.
Cao độ bình quân của đồng bằng sông Cửu Long so với mực nước biển là 2,5 mét, nên việc tranh chấp mặn ngọt diễn ra từng giờ, trên từng đoạn sông, trong từng con nước. Muốn trồng lúa, làm vườn phải giữ được nước ngọt. Giải pháp khôn ngoan được người khẩn hoang áp dụng, là đắp đập. Đắp đập là ngăn sông, ngăn kinh rạch để giới hạn sự xâm nhập mặn, có nơi quanh năm, có nơi theo mùa. Xuồng ghe khi đến đập, muốn đi tiếp, phải kéo qua. Ghe lớn không thể kéo. Xuồng nặng quá cũng không thể. Chỉ có xuồng ba lá là kéo đập dễ dàng. Ưu thế này làm cho chiếc xuồng ba lá thành phương tiện đi lại phổ biến trên các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang.
Xuồng năm lá được ghép thành từ năm tấm ván loại khá dày với bộ khung chắc chắn. So với xuồng ba lá, xuồng năm lá rộng hơn, chiều dài ngắn hơn, có dáng hơi bầu, chở được nhiều, đi đằm và tuổi thọ cũng dài hơn. Còn có nhiều tên gọi khác như xuồng Cui Bà Đài, xuồng Năm Quăng… do những nơi sản xuất khác nhau, kiểu dáng cũng có điều chỉnh cho thích hợp với sông nước từng vùng, nhưng cơ bản kết cấu và tính năng sử dụng như nhau.
Dân Nam bộ không gọi thuyền mà gọi ghe, có lẽ xuất phát từ những chiếc ghe bầu của người Thuận - Quảng vào khai mở đất này cách nay hơn ba trăm năm. Ghe là phương tiện chuyên vận chuyển hàng hóa, có nhiều kích cỡ, thường có sức chở từ một vài tấn đến hơn trăm tấn. Dù lớn hay nhỏ, về hình dáng, chiếc ghe trên sông nước Nam bộ thường giống nhau: ngắn chiều dài, rộng chiều ngang, lòng ghe sâu hình bầu dục… Ngày xưa, ghe được điều khiển di chuyển bằng chèo và buồm. Ngày nay tất cả đều gắn động cơ. Dù hệ thống đường bộ của khu vực đang phát triển rất nhanh, đã có gần chục chiếc cầu hiện đại bắc qua sông Cửu Long, tuy vậy vận tải đường thủy khu vực vẫn còn đảm nhiệm hơn 60 % tổng lượng hàng hóa.
Ở Nam bộ từ lâu có nhiều lò đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng, có thể kể như: ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc… Trước 1945, tại Bình Đại (Bến Tre) có các trại ghe Bắc Hải ở Thọ Phú và ghe Đông Hải ở Phước Thuận chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung bộ, nổi tiếng một thời. Thợ thủ công (phần lớn gốc ngũ Quảng) ở Vũng Luông (Thọ Phú - Thới Thuận) và vàm Bà Khoai là những nơi có tay nghề cao.
Ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư ở miền Tây còn có đò: đò đạp, đò dọc đưa rước khách đi lại như xe buýt ngày nay. Chiếc đò thường được thiết kế thành 2 tầng. Tầng dưới được che kín, chủ yếu để chở hàng hóa. Tầng trên thông thoáng, dùng để thường ngoạn cảnh sông nước. Cố soạn giả cải lương Tư Trang (tức Trần Hữu Trang) từng có thời gian làm phu đò chở khách từ Hương Điểm đi tỉnh lỵ Bến Tre.
Ghe xuồng đã tạo nên một phương thức sinh hoạt kinh tế mang đậm dấu ấn của văn minh sông nước miền Tây Nam bộ, đó là chợ nổi. Với chợ nổi người miền Tây đã tạo cho mình một phong cách sinh hoạt riêng, phù hợp với văn hóa và điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng đất này.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.