Thứ bảy, 27/07/2024

Thủ tướng muốn ngoại giao kinh tế phải đột phá

03/04/2024 9:58 AM (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 4 định hướng lớn và 6 biện pháp cụ thể để yêu cầu ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024.

Thủ tướng muốn ngoại giao kinh tế phải đột phá - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Chiều tối 2/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Chủ tịch UBND, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và lãnh đạo 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng muốn ngoại giao kinh tế phải đột phá - Ảnh 2.

Thủ tướng đưa ra những nội dung để thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo hết sức sát sao, quyết liệt của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Trong 18 tháng qua, Thủ tướng đã chủ trì 5 hội nghị ngoại giao kinh tế, và hội nghị ngày 2/4 là lần thứ 6.

Từ năm 2023 tới nay, công tác ngoại giao kinh tế đạt 3 kết quả nổi bật: Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện ngoại giao kinh tế được triển khai kịp thời, bài bản hơn; ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp quan trọng trong duy trì cục diện đối ngoại thuận lợi cho phát triển đất nước; ngoại giao kinh tế đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế.

 Vốn FDI thực hiện và xuất siêu đạt cao nhất 

Theo các báo cáo tại hội nghị, các bộ, ngành đang tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA), các hiệp định thương mại tự do FTA; tích cực vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; chủ động, tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, Mekong, G7, G77, WEF...; thúc đẩy các sáng kiến và khả năng hợp tác mới; tham mưu chủ trương tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.

Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cả năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, nhiều nhất từ trước tới nay; thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp; vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Thủ tướng chỉ rõ 4 định hướng lớn tại hội nghị

Thứ nhất, tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại. Trong đó, cần xác định rõ các sản phẩm, dự án, kế hoạch cụ thể, khả thi với từng đối tác để thúc đẩy triển khai.

Thứ hai, cùng nhau làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (thương mại, đầu tư, tiêu dùng), đồng thời phát huy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức), các lĩnh vực mới và mang tính đột phá (công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, hydrogen, AI…).

Thứ ba, khai thác tối đa tiềm năng của các khuôn khổ, quan hệ vừa được nâng cấp, các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Cần nghiêm túc rà soát, theo dõi và thúc đẩy quá trình triển khai các cam kết với các đối tác quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh huy động nguồn lực hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước. Phải tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để kiều bào được đóng góp vào quá trình phát triển đất nước, trở thành một chủ thể quan trọng trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới.

Về các biện pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất, tích cực, chủ động chuyển tải thông điệp tới các đối tác quốc tế về tinh thần cầu thị và cam kết của Chính phủ bảo đảm môi trường chính trị, đầu tư, kinh doanh an toàn, hấp dẫn tại Việt Nam.

Thứ hai, đôn đốc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã ký kết. Trong quá trình xây dựng báo cáo định kỳ về tình hình triển khai Chỉ thị 15, Nghị quyết 21 về công tác ngoại giao kinh tế, các bộ, ngành, địa phương phải lượng hóa, báo cáo rõ về những kết quả cụ thể đã đạt được, nếu có khó khăn thì phải xác định rõ kiến nghị giải quyết, cấp có thẩm quyền giải quyết.

Thứ ba, củng cố quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các thị trường lớn, chủ chốt và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chú trọng hơn các địa bàn tiềm năng, còn nhiều dư địa hợp tác như UAE, Trung Đông - Châu Phi, thị trường Halal…

Thứ tư, tạo đột phá trong thu hút đầu tư các lĩnh vực mới như bán dẫn, AI, năng lượng...; thúc đẩy và đón tiếp chu đáo đoàn công tác của các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới tới Việt Nam; nắm bắt và kiến nghị xử lý phù hợp, kịp thời các đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp….

Thứ năm, tổ chức thiết thực, hiệu quả Diễn đàn Trí thức chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài cùng với Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài sắp tới để các chuyên gia, trí thức Việt kiều chia sẻ, đóng góp cho những vấn đề về phát triển của đất nước.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, tính nhạy bén, kịp thời của công tác nghiên cứu, thông tin, tham mưu chiến lược, nắm bắt xu thế, phản ứng chính sách kịp thời, phục vụ điều hành kinh tế - xã hội; tập trung vào các xu thế mới, xu hướng điều chỉnh chính sách, ưu tiên mới của các đối tác, "những thứ họ cần chứ không phải thứ mình có".



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chưa có thống kê thiệt hại trong vụ phá hoại đường sắt Pháp ngay trước khai mạc Olympics

Chưa có thống kê thiệt hại trong vụ phá hoại đường sắt Pháp ngay trước khai mạc Olympics

Vụ tấn công mạng lưới tàu cao tốc của Pháp chỉ vài giờ trước khi Olympics Paris 2024 khai mạc đã làm gián đoạn hệ thống đường sắt. Báo chí Pháp chưa thể có ngay ước tính bằng tiền về thiệt hại.

Toyota Việt Nam đóng góp hơn 117 triệu USD ngân sách nhà nước

Toyota Việt Nam đóng góp hơn 117 triệu USD ngân sách nhà nước

Toyota Việt Nam dẫn đầu thị trường xe du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh số bán hàng tốt nhờ nỗ lực đẩy mạnh sản xuất và đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực

Nhà băng của chủ tịch 'cô đơn trên sofa' tăng lợi nhuận, lỗ nặng về chứng khoán

Nhà băng của chủ tịch 'cô đơn trên sofa' tăng lợi nhuận, lỗ nặng về chứng khoán

Mảng kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) bị lỗ hơn 41 tỷ đồng trong quý 2/2024, trái chiều với lợi nhuận của quý.

Bản đồ Apple Maps 'kèn cựa' với Google Maps

Bản đồ Apple Maps 'kèn cựa' với Google Maps

Google Maps sẽ không thể chiếm trọn lĩnh vực bản đồ trực tuyến toàn cầu nữa vì "táo khuyết" đã đưa dịch vụ bản đồ Apple Maps lên web.

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc, vàng trong nước giảm nhẹ

Giá vàng thế giới tiếp đà lao dốc, vàng trong nước giảm nhẹ

Sáng nay (26/7), giá vàng miếng SJC vẫn duy trì bán ra ở mức 79,5 triệu đồng, trong khi đó vàng nhẫn lại ghi nhận mức giảm nhẹ. Đáng chú ý, giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh chênh lệch 32,64 USD/ounce so với hôm qua.

Vì sao Phó Tổng Giám đốc Techcombank bán bớt cổ phiếu?

Vì sao Phó Tổng Giám đốc Techcombank bán bớt cổ phiếu?

Do nhu cầu tài chính cá nhân, ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã cổ phiếu: TCB) đã đăng ký bán 300.000 cổ phiếu TCB.