Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,05% trong năm 2023. Ông Andy Ho dự báo mức tăng trưởng trong vòng 3-5 năm tới (gồm 2024) có thể đạt mức 6-7%/năm, tương đồng với mức tăng trung bình nhiều năm trước giai đoạn COVID.
"Các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng vẫn sẽ là những yếu tố đã giúp Việt Nam phát triển trong thời gian đã qua, bao gồm việc thu hút dòng vốn FDI và đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất", ông Andy Ho nói với báo Thế giới Tiếp thị.
Ông cho biết thêm: "Tại các nền kinh tế phát triển ở Châu Á, lĩnh vực sản xuất đóng góp khoảng 30% vào GDP. Tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực sản xuất trong nhiều năm nữa".
Việc Việt Nam và Mỹ công bố Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023 hứa hẹn sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút thêm vốn FDI chất lượng cao từ Mỹ và các nước phát triển khác, sẽ giúp Việt Nam đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và tăng khả năng sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn nữa, theo đại diện của VinaCapital.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam năm 2023 đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng số và tăng 40%. Ngoài ra tổng giải ngân từ nguồn FDI đạt kỷ lục 23,18 tỷ USD trong năm 2023.
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB, Moody's, Fitch Ratings đã đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Tháng 12/2023, Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức BB lên BB+, với triển vọng "Ổn định".
Ngoài nguồn FDI và đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất, ông And Ho nhận định quá trình đô thị hóa nhanh cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Hiện nay, khoảng 40% dân số Việt Nam đang sống ở thành thị, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 70% tại Trung Quốc.
Về nhận định cho rằng niềm tin từ nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam đang ở mức thấp, ông Andy Ho nêu ý kiến: Các cấp quản lý cần tiếp tục đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để thấu hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính; hỗ trợ tài chính, thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.