Thứ hai sau công nghiệp chế biến là bất động sản với chỉ 4,67 tỷ USD và chiếm 12,7% trong tổng vốn ngoại đăng ký, tăng 4,8% so với năm 2022.
Các thống kê trên nằm trong báo cáo về thu hút đầu tư nước ngoài năm 2023 từ Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Các số liệu được tính đến hết ngày 20/12.
Hai ngành ở vị trí thứ 3 và 4 là sản xuất - phân phối điện và tài chính - ngân hàng với vốn đăng ký lần lượt là hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần). Còn lại là các ngành khác và theo báo cáo trên, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18 ngành trong năm 2023.
Trong tổng vốn ngoại đăng ký gần 36,6 tỷ USD, tổng số vốn được giải ngân ước đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.
Cả năm (tính đến hết 20/12) có 3.188 dự án FDI đăng ký với tổng số gần 20,19 tỷ USD, tăng đến 62,2%. Ngoài ra, năm nay ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14%) với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 7,9 tỷ USD (giảm 22%).
Vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với năm trước.
Về địa bàn thu hút nhiều vốn ngoại, Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết đó là các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế phát triển kinh tế gồm cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…
Trong đó, 10 tỉnh, thành (TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai) chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% tổng số vốn đăng ký.
Về nguồn vốn, thống kê cho thấy trong năm 2023 đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với hơn 6,8 tỷ USD (18,6% tổng số), tăng 5,4% so với năm 2022. Nhật Bản đứng kế tiếp với gần 6,57 tỷ USD (hơn 17,9% tổng số), tăng 37,3%.
Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% và gấp 2,1 lần so với năm trước. Từ thứ tư đến thứ sáu là Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Tuy nhiên, Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh tăng vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 27,8%).
Năm 2023, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đăng ký, tăng 48,5% so với năm trước. Tuy nhiên, phần lớn kết quả này là kênh góp vốn và mua cổ phần doanh nghiệp (chiếm gần 73,3% của thành phố).
Sau TP.HCM là Hải Phòng với tổng vốn đăng ký hơn 3,26 tỷ USD (chiếm 8,9% cả nước), tăng 66,2%. Tiếp theo gồm Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai…
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.