"Thị trường M&A Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội và triển vọng nhờ những yếu tố nền tảng trong nền kinh tế đang ngày càng cải thiện", ông Đông phát biểu tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 15 năm 2023 diễn ra ở TP.HCM chiều 28/11.
Theo Thứ trưởng, thị trường này tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh. Ông cũng nhấn mạnh kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức sau đại dịch Covid-19, các biến động trong địa chính trị và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Do nhiều cơn gió ngược liên tục, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng thấp, trong đó gồm các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tiềm ẩn sự bất ổn về nguồn cung, nhất là các mặt hàng chiến lược như năng lượng, lương thực, chất bán dẫn.
Theo thông tin từ diễn đàn, nhiều kết quả khảo sát của các tổ chức uy tín trên thế giới cho thấy hoạt động M&A toàn cầu năm 2023 đang diễn ra không thuận lợi. Theo nghiên cứu của công ty dữ liệu và phân tích GlobalData, tổng số thương vụ M&A tính đến hết tháng 10 đã giảm 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó số thương vụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 11,6%.
Nằm trong xu hướng chung, thị trường M&A Việt Nam cũng đang sụt giảm, đặc biệt so với mức đỉnh vào năm 2021 với tổng giá trị thương vụ hơn 10,8 tỷ USD. Tính đến hết tháng 10/2023, theo ước tính của tập đoàn KPMG, tổng giá trị thương vụ của thị trường Việt Nam mới đạt hơn 4,4 tỷ USD, và dự báo không thể đạt đến con số gần 6,8 tỷ USD trong năm 2022.
Trích dẫn báo cáo "Bức tranh lớn: Triển vọng M&A 2024" của S&P Global phát hành ngày 15/11/2023, Thứ trưởng Đông nói dù hoạt động M&A toàn cầu chững lại trong gần như suốt năm 2023 nhưng đang có nhiều tác nhân tiềm năng thúc đẩy các nhà tạo lập thương vụ bứt lên trong năm tới. Việc Fed (ngân hàng trung ương Mỹ) dừng tăng lãi suất tạo ra một môi trường lãi suất ổn định, sẽ thúc đẩy các thương vụ và nâng triển vọng của thị trường M&A toàn cầu trong năm tới.
Trong nước, thị trường đầu tư Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh. Tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 28.85 tỷ USD, tăng 14.8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 5.97 tỷ USD, hơn cùng kỳ 46.4%, ông Đông nói.
Thương vụ đầu tiên năm 2023 và cũng là thương vụ có giá trị nổi bật nhất trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp là ESR Group Limited, một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, chi 450 triệu USD để tăng sở hữu tại liên doan phát triển công nghiệp BW (BW Industrial) vào tháng 1/2023.
Cùng với khoản đầu tư ấn tượng đó, BW có kế hoạch cho năm 2024 với việc ra mắt 10 dự án mới có tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m2 trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến công nghiệp và logistics của Việt Nam.
Tháng 3/2023, Frasers Property Vietnam công bố hợp tác cùng Gelex Group triển khai các khu công nghiệp tại miền Bắc với tổng mức đầu tư trong giai đoạn đầu khoảng 6.000 tỷ đồng (tương đương 250 triệu USD).
Gần đây nhất, Lineage Logistics, một trong những nhà cung cấp giải pháp logistics tích hợp hàng đầu thế giới, thông báo về việc ký kết thỏa thuận liên doanh với SK Logistics (Hà Nội), đơn vị vận hành kho lưu trữ lạnh tại Việt Nam. SK Logistics không phải là thành viên của tập đoàn SK Hàn Quốc dù tên gọi có thể gây nhầm lẫn, và là một công ty trong nước.
Ngoài những thương vụ nổi bật nói trên, năm 2023 cũng ghi nhận nhiều thương vụ với quy mô nhỏ như Hon Hai Precision mua lại đất dự án tại Khu công nghiệp Quang Châu với giá trị thương vụ 60 triệu USD; Phát Đạt Real mua lại 31,8% cổ phần của Phát Đạt Industrial với giá trị thương vụ 27 triệu USD.
Cách đây mới 1 tuần, công ty JC&C tại Singapore rót thêm 350 triệu USD vào tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương thông qua việc mua trái phiếu của Thaco. Thomson Medical Group, 1 công ty Singapore khác, chịu chi ra hơn 480 triệu USD để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại bệnh viện quốc tế FV (TP.HCM) tháng 7 vừa qua.
Ông Marco Forster, trưởng bộ phận tư vấn ASEAN, hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates, cho biết: "Trong tương lai, chúng tôi dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục, thậm chí còn có tốc độ nhanh hơn".
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.