Chủ nhật, 06/10/2024

Thủ tướng: Tiền phục vụ sản xuất - kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng

06/08/2024 9:21 AM (GMT+7)

Chỉ đạo về chính sách tiền tệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng.

Chiều 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số bộ, ngành, cơ quan về chính sách tiền tệ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng, do đó Chính phủ thường xuyên tổ chức họp để điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo thông suốt, hiệu quả, phục vụ sự phát triển của đất nước, người dân, doanh nghiệp, không để xảy ra sai sót, ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, sự phát triển chung, đồng thời đảm bảo sự an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia, nhất là khi tình hình có những biến động.

Thủ tướng: Tiền phục vụ sản xuất - kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ. Ảnh: TTXVN

Theo Thủ tướng, từ nay đến cuối năm tập trung hơn cho tăng trưởng, do đó phải thực hiện cung tiền ra, song việc này phải bảo đảm dòng tiền hướng vào các động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, kiểm soát được nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Cho biết, số tiền trong dân gửi trong ngân hàng đạt 15-16 triệu tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp để nguồn vốn này phục vụ đắc lực cho sản xuất, kinh doanh, chứ không phải chỉ nằm trong ngân hàng.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta điều hành chính sách tiền tệ tốt, nhất là vấn đề quản lý thị trường vàng, nhưng về lâu dài, phải tính toán bài bản, có giải pháp chống đôla hóa, vàng hóa một cách căn cơ, không để người dân tích trữ đôla, tích trữ vàng mà phải khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, từ đó có thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống phục hồi từ cuối tháng 3 và tăng dần qua các tháng, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2023, đến hết quý II/2024 đạt 6% theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cuối tháng 7/2024, dư nợ tín dụng gần 14,33 triệu tỷ đồng, tăng 14,99% so với cùng kỳ 2023 và tăng 5,66% so với cuối năm 2023.

Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan cho rằng việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay và ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối gặp nhiều khó khăn, thách thức; áp lực lạm phát gia tăng; tăng trưởng tín dụng tại một số địa phương còn thấp; khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách tín dụng như gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư…

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ đầu năm đến nay, việc chọn thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác là chủ trương phù hợp; Ngân hàng Nhà nước thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội…

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Chính phủ, tình hình vẫn có nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng, phải có giải pháp kiềm chế bằng các công cụ ngân hàng; tăng trưởng tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu, phải thúc đẩy nhưng yêu cầu lãi suất cho vay phải giữ, thậm chí giảm cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là nhu cầu vay vốn tăng cao vào cuối năm; nhu cầu ngoại tệ tăng do nhập khẩu tăng; rủi ro, căng thẳng về địa chính trị khó lường, phức tạp; dư nợ tín dụng lớn, song phải đưa vào nền kinh tế, tăng công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân…

Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ, ngành liên quan nắm chắc, bám sát tình hình; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.

Khu liên hợp thể thao lớn nhất TP.HCM thành ao nuôi cá

Khu liên hợp thể thao lớn nhất TP.HCM thành ao nuôi cá

Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).