Chính phủ vừa gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng, và nội dung trên nằm trong báo cáo.
Liên quan về kết quả cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, báo cáo nêu rõ Ngân hàng Sài Gòn (SCB) được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp theo quy định để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và đảm bảo quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này.
SCB là ngân hàng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của nhà băng ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt. Kiểm soát đặc biệt là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung. Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có nhiều nhà băng từng bị rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.
Sau hơn một năm được đưa vào kiểm soát đặc biệt, SCB đã khẩn trương, tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan của Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành và cơ quan của TP.HCM tích cực triển khai nhiều giải pháp theo quy định pháp luật để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng; bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Đến nay, hoạt động của ngân hàng SCB đang dần ổn định, từng bước xử lý khó khăn, vướng mắc và tập trung xây dựng Đề án tái cơ cấu.
Đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt khác, báo cáo cũng nêu rõ đến nay Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc bốn ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại bốn ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng mua bắt buộc thuê tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và phối hợp với tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp. Đến nay, các tổ chức tư vấn định giá đã phát hành chứng thư thẩm định giá và Ngân hàng Nhà nước đã gửi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả.
Chính phủ nêu việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài khó khăn do phụ thuộc phần lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc cần có thời gian thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc hoàn chỉnh phương án, trình Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện, theo báo cáo trên.
Theo TTXVN
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.