Chủ nhật, 24/11/2024

Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?

26/09/2023 3:55 PM (GMT+7)

Thời gian gần đây, trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản hay chứng khoán liên tục dẫn sóng, nhóm ngân hàng chỉ đi ngang, thậm chí nhiều mã đi xuống. Liệu nhóm nhà băng đã không còn hấp dẫn nhà đầu tư?

Lợi nhuận chạm đáy?

Theo thống kê từ Công ty chứng khoán ACB (ACBS), tổng lợi nhuận trước thuế quý II của các ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE giảm 4,8% so với quý I, và giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, thu nhập lãi thuần (NII) giảm 3,9% so với quý I và tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân chủ yếu do tỷ suất lợi nhuận ròng (NIM) bị thu hẹp 22 điểm cơ bản so với quý I và 34 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm 2022, mặc dù tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vẫn tăng 11,1%.

Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng là chi phí hoạt động quý II tăng 7,8% so với quý I và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên do là các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chi đầu tư tài sản và hạ tầng công nghệ số.

Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn? - Ảnh 1.

Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?

Một vấn đề lớn các ngân hàng đang phải đối mặt, là lãi suất huy động với các khoản tiền gởi mới đã giảm 2-3% do thanh khoản dư thừa. Tuy nhiên, hậu quả của việc huy động lãi suất cao trong giai đoạn trước đó (từ quý IV/2022 đến quý I/2023) sẽ tác động tiêu cực lên NIM của các ngân hàng. Việc các ngân hàng huy động tiền gởi kỳ hạn dài (6-12 tháng) với lãi suất cao (8-11%) trong giai đoạn này khiến chi phí vốn tiếp tục tăng.

Trong khi đó, lợi suất tài sản sinh lãi của các ngân hàng chỉ tăng nhẹ, do lãi suất cho vay đã vượt ngưỡng khách hàng có thể chấp nhận và không còn dư địa tăng thêm. Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước quyết liệt chỉ đạo giảm lãi suất cũng là yếu tố bất lợi cho các ngân hàng.

Nhìn chung, bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng trong những tháng đầu năm không mấy tích cực. Tuy nhiên, theo dự báo của ACBS, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cải thiện từ quý III trở đi, nhờ lãi suất huy động giảm và tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trở lại.

 2 yếu tố này sẽ tác động tích cực lên chi phí vốn của các ngân hàng, dẫn đến NIM hồi phục. Trong khi đó, lãi suất cho vay mới hiện đã ở mức hợp lý hơn so với kỳ vọng của khách hàng và sẽ giảm chậm hơn lãi suất huy động.

Giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn

Thực tế cho thấy, NIM luôn là nguồn thu quan trọng nhất đối với các ngân hàng khi chiếm khoảng 80% tổng thu nhập. Do vậy, NIM phục hồi sẽ đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng. 

Cả năm 2023, ACBS kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các NH đạt 10%, thấp hơn con số 34,5% của năm 2022.

Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn? - Ảnh 2.

Bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng trong những tháng đầu năm không mấy tích cực. Ảnh: TP

Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng có thanh khoản dồi dào, đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ có điều kiện thuận lợi để đạt mức tăng trưởng lợi nhuận cao.

Dư nợ liên quan đến lĩnh vực bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây sức ép lên chất lượng tài sản của các ngân hàng, vốn không còn nhiều dư địa để xử lý nợ xấu do bộ đệm dự phòng không còn dày.

Hiện giá cổ phiếu ngành ngân hàng đang giao dịch ở mức P/E là 9,3x và P/B là 1,8x. Con số này thấp hơn lần lượt 22,2% và 11,5% so với mức lịch sử 10 năm. Tuy nhiên, mức giá hiện tại của ngành đã có sự hồi phục khá ấn tượng (tăng 48%), nếu tính từ vùng đáy tháng 11/2022.

Đây chính là nguyên nhân khiến diễn biến giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng không được tích cực, dù được định giá ở mức hấp dẫn. 

Ngoài yếu tố kể trên, việc nhóm cổ phiếu ngân hàng không hút được dòng tiền còn xuất phát từ các yếu tố, như nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm kéo theo nhu cầu tín dụng yếu. Những vấn đề của thị trường bất động sản kéo dài (vướng mắc về pháp lý, tắc nghẽn dòng vốn và doanh số bán ảm đạm), khiến nợ xấu và chi phí dự phòng của hệ thống ngân hàng liên quan tới tín dụng bất động sản tăng cao.

Giải bài toán nợ xấu

Có thể nói, nợ xấu đang được xem là rủi ro lớn nhất với hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng là “nút thắt” khiến dòng vốn chưa đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu này. Hiện tỷ lệ nợ xấu của ngành đã tăng lên mức 1,93%, trong khi nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02 đang chiếm 0,5% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Đặc biệt, việc nợ xấu tăng trong khi chi phí dự phòng chỉ tăng nhẹ khiến “bộ đệm” dự phòng của các ngân hàng tiếp tục bị “bào mòn”. Hiện tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm xuống dưới mức 109%, từ mức 160% thời điểm quý III/2022.

Cổ phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn? - Ảnh 3.

Nợ xấu đang được xem là rủi ro lớn nhất với hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng là “nút thắt” khiến dòng vốn chưa đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu này. Ảnh minh họa

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Sacombank (STB) khá tương đồng với diễn biến của nền kinh tế và ngân hàng. NIM và thu nhập lãi ngoài sụt giảm trong khi ngân hàng không có thu nhập từ xử lý nợ. Tỷ lệ nợ xấu của STB ở mức 1,8%, tăng 60 bps so với quý I do dư nợ nhóm 2 chuyển sang.

Tuy nhiên, nhờ không phải trích lập dự thu cũng như trích lập dự phòng trái phiếu VAMC, lợi nhuận 6 tháng của STB tăng 63,5% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, STB cũng gặp khó khăn do tiến độ thanh lý tài sản thế chấp (dự án Khu công nghiệp Phong Phú) diễn biến chậm do giá trị lớn và tình trạng thanh khoản kém của nền kinh tế.

Do vậy, STB sẽ phải tiếp tục sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, để trích lập dự phòng cho 4.400 tỷ đồng trái phiếu VAMC từ nay đến cuối năm nhằm hoàn tất đề án tái cơ cấu nợ xấu.

Tương tự là trường hợp của MBBank (MBB). Chi phí dự phòng của ngân hàng này cũng sẽ gặp áp lực do phải đối mặt với những khó khăn từ nền kinh tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp “đóng băng”, và quan trọng là áp lực nhận chuyển giao Oceanbank.

Ngoài trách nhiệm tái cơ cấu Oceanbank, MBB còn phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu phát sinh cao trong bối cảnh thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó. Theo ACBS, chi phí dự phòng của MBB có thể phải duy trì ở mức cao, tương đương 2% dự phòng tín dụng mỗi năm.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của Techcombank (TCB) giảm 20,1% do NIM giảm mạnh. Nguyên nhân do chi phí vốn của TCB liên tục tăng bởi huy động tiền gởi lãi suất cao ở giai đoạn từ quý IV năm ngoái đến quý I năm nay.

Ngược lại, ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay trong quý II khiến NIM giảm. Hiện tỷ lệ nợ xấu của TCB là 1,07%, tăng 22 bps so với quý I; tỷ lệ nợ xấu tăng đến từ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; tỷ lệ nợ nhóm 2 của TCB tiếp tục duy trì ở mức cao quanh mốc 2%.

Theo Sài Gòn Đầu tư tài chính

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.