UBND phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) cho biết: Trên địa bàn hiện có 58 hộ sản xuất bánh tráng, giải quyết việc làm cho hơn 250 lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Ngoài ra, nơi đây còn trở thành điểm du lịch ấn tượng với nhiều du khách, nhất là những du khách thích khám phá, tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, ẩm thực, văn hóa của vùng đất Tây Đô.
Có tuổi nghề hơn 30 năm, bà Hà Thị Sáu (68 tuổi, ngụ P. Thuận Hưng, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) cho biết, hiện cơ sở của bà có 6 nhân công làm nghề, mỗi ngày sản xuất khoảng 7.000 chiếc bánh tráng.
"Nghề làm bánh tráng rất cực nhưng cũng vui, bởi ngày nào cũng có thu nhập đều đều. Tới dịp Tết lại càng bận rộn, nhộn nhịp và thu nhập cao hơn nên mọi người ai cũng phấn khởi với công việc.", bà Hà Thị Sáu nói.
Theo bà Sáu, tất cả bánh ở làng nghề được tạo ra từ nguyên liệu chính là gạo. Để cho ra đời những chiếc bánh tráng ngon, người dân nơi đây cẩn thận chọn loại nguyên liệu. Gạo làm bánh sẽ được ngâm rồi đem đi xay thành bột, lọt bỏ phầm nước chua đi rồi pha bột theo đúng tỉ lệ, thêm 1 chút muối để vị bánh được đậm đà hơn.
Chị Phạm Bích Tuyền (34 tuổi), con gái bà Hà Thị Sáu, cũng đã nhiều năm theo nghề mẹ. Theo chị Bích Tuyền, giai đoạn phơi bánh phải phụ thuộc vào thời tiết, bánh được mang đi phơi khi bánh mới ra lò, bánh còn ướt. Lúc phơi phải canh cho vừa nắng, gắt quá cũng không được vì bánh sẽ dễ bị nổ. Cực nhất lúc trời mưa, nếu không mang vào kịp bánh trôi thành nước là coi như bỏ.
Bánh tráng Thuận Hưng cũng có nhiều loại khách nhau: Bánh mặn, bánh ngọt, bánh tráng dừa. Tại cơ sở bánh của bà Sáu, hiện bánh ngọt có giá 30.000 đồng/chục; bánh dừa 35.000 đồng/chục; bánh đặc biệt 55.000 đồng/chục.
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hiện tại, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng phát triển khá tốt, nhiều bà con đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng bánh tráng làm ra nhiều. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình đã sử dụng máy tráng bánh thay gì tráng thủ công như trước đây.
Điển hình như cơ sở của bà Hà Thị Sáu, bà đã đầu tư 2 máy tráng bánh từ năm 2020. Việc sử dụng máy tráng được khách hàng rất ưu chuộng vì bánh được tráng bằng máy có độ dày vừa phải, bóng và bánh tròn đều rất đẹp.
“Ngày xưa, chúng tôi tráng bánh bằng tay nên chậm, bánh ra ít. Bây giờ, ngoài tráng tay ra thì chúng tôi đã có thêm lò tráng bánh bằng máy, năng suất tăng gấp 3 - 4 lần", bà Sáu chia sẻ.
Nhờ vào sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tới nay làng nghề đã được lan truyền rộng rãi và có nguồn tiêu thụ lớn đến từ nhiều vùng. Không chỉ phát triển về kinh tế mà làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành điểm du lịch ấn tượng với du khách từ khắp mọi nơi.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định về việc đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng, ở lĩnh vực nghề thủ công truyền thống.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.