Theo quyết định, thời điểm hoàn thành thi công dự án cuối quý IV/2023 và kết thúc dự án từ năm 2024-2028. Thời gian kết thúc dự án từ năm 2024 đến năm 2028.
Thời gian thông báo khuyết điểm dự án của các nhà thầu kéo dài từ 2024 đến hết năm 2025 và thời gian hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng từ năm 2024 đến hết năm 2028.
Thành phố giao Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, tính chính xác số liệu, tài liệu trong hồ sơ trình; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND Thành phố và cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp dự án bị chậm trễ.
MAUR tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật, đúng tiến độ được phê duyệt, đảm bảo hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các công việc còn lại theo đúng yêu cầu tiến độ; phân tích các rủi ro, thời gian dự phòng trong trường hợp không hoàn thành theo đúng tiến độ.
Đồng thời, MAUR phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để bảo đảm nguồn vốn thực hiện dự án, có giải pháp bảo đảm phòng ngừa rủi ro về nguồn vốn trong trường hợp thực hiện các hạng mục chậm so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ đầu tư phải kiện toàn nhân sự, bảo đảm đủ trình độ, năng lực thực hiện dự án theo đúng yêu cầu tiến độ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND TP.HCM bố trí đầy đủ các nguồn vốn cho dự án. Đồng thời, gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng ký nhu cầu kế hoạch trung hạn vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của dự án.
Thành phố cũng giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu thực hiện các thủ tục vay lại đối với nguồn vốn ODA; thực hiện các bước tiếp theo liên quan đến việc hoàn tất ký kết Hiệp định vay số 4 của dự án.
Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP.HCM, Metro số 1 được phê duyệt năm 2007 tổng vốn hơn 17.000 tỷ đồng. Dự án khởi công tháng 8/2012, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác năm 2018. Tuy nhiên, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên Metro số 1 không về đích đúng hẹn.
Đến năm 2019, UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư tăng lên hơn 43.700 tỷ đồng và lùi tiến độ hoàn thành và khai thác thương mại vào quý IV/2021.
Hồi tháng 2 năm nay, Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh dự án. Theo MAUR, dự án Metro số 1 hiện đạt 94,55% khối lượng.
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.