Chủ nhật, 24/11/2024

TP.HCM: Đề xuất không tăng giá đất trong năm 2022

26/11/2021 6:30 AM (GMT+7)

Cơ quan chức năng vừa đề xuất UBND TP.HCM giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm tới như năm 2021 vì lo ngại nếu tăng sẽ gây đột biến và gây khó khăn cho người sử dụng

Liên Sở Tài chính- Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có tờ trình về Dự thảo Quyết định Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, liên sở đề xuất UBND TP.HCM giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021.

Lý giải đề xuất này, tờ trình nêu phương pháp định giá đất phải phù hợp thị trường. Tuy nhiên, hiện nếu điều chỉnh hệ số điều chỉnh giá đất quá cao (theo giá thị trường) sẽ tạo đột biến, gây khó khăn cho người sử dụng đất và an sinh xã hội vốn đã bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

TP HCM: Đề xuất không tăng giá đất trong năm 2022 - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng kiến nghị giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 như năm 2021; Ảnh: NLĐO

Bên cạnh đó, dịch đã tác động lớn đến kinh tế- xã hội của thành phố và ảnh hưởng trực tiếp các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Việc điều chỉnh tăng cục bộ một số khu vực sẽ dẫn đến so bì, khiếu nại của người sử dụng.

Hơn nữa, trước đó, quá trình lấy ý kiến, liên Sở Tài chính- Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra 2 phương án: giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất như năm 2021 và tăng 0,5%. Hầu hết đơn vị liên quan đồng tình phương án 1, vì vậy liên Sở Tài chính - Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố chọn phương án giữ nguyên hệ số điều chỉnh giá đất cho năm tới.

Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 ở TP.HCM cao nhất là 2,5 lần so với bảng giá đất UBND thành phố ban hành ở khu vực một. Hệ số thấp nhất là 1,5 lần ở khu vực năm. Đất của hộ gia đình, cá nhân có hệ số 1,5 lần cho tất cả khu vực.

Nếu được thông qua, đây là năm thứ 4 thành phố không thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất.

Hệ số điều chỉnh giá đất ở TP.HCM được đánh giá thấp hơn nhiều so với thị trường. Đơn cử, theo bảng giá đất giai đoạn 2020-2025 được UBND TP.HCM ban hành, giá đất đường Đồng Khởi, Hàm Nghi, Lê Lợi (quận 1) là 162 triệu đồng/m2. Mức này nhân 2,5 lần (hệ số khu vực một), giá đất ở 3 tuyến đường hơn 400 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường hiện khoảng 800 triệu đồng/m2.

Hệ số điều chỉnh giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành, được dùng để tính giá đất. Mỗi năm hệ số này thay đổi phù hợp điều kiện phát triển địa phương. Người được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng ngoài hạn mức phải đóng tiền theo hệ số điều chỉnh hàng năm...

TP.HCM phân làm 5 khu vực để áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất. Khu vực một là quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận. Khu vực hai gồm TP Thủ Đức, quận 6, 7, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú. Khu vực ba là quận 8, 12, Bình Tân. Khu vực bốn gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn. Huyện Cần Giờ được xếp vào khu vực năm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc