Vì sao chuyên gia “chê” vàng, khuyên “đổ tiền” vào chứng khoán, bất động sản?
Minh Thùy
14/01/2025 8:00 AM (GMT+7)
Dù thị trường vàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm, các chuyên gia vẫn cho rằng vàng không phải là kênh đầu tư vượt trội. Thay vào đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục là những lựa chọn sáng giá.
Năm
2024, thị trường vàng ghi nhận mức tăng giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây,
lên đến 26%, cả vàng nhẫn cũng như vàng miếng.
Theo
đó, vàng nhẫn đã ghi nhận mức tăng dữ dội gần 20 triệu/lượng, gấp đôi mức tăng
của giá vàng miếng. Tính tỷ lệ phần trăm, giá vàng nhẫn và vàng miếng có mức
tăng lần lượt là 34% và 14%. Đây là mức tăng mạnh nhất trong hơn 10 năm trở lại
đây.
Tuy
nhiên, năm 2025 các chuyên gia dự báo có thể vàng sẽ kết thúc quá trình tăng
trong năm 2025 và bước vào chu kỳ "ngủ đông" tại giai đoạn 2026-2030.
Mới
đây, tại sự kiện Investor Day 2025 do Dragon Capital tổ chức, ông Lê Anh Tuấn –
Giám đốc đầu tư Dragon Capital đánh giá hiệu suất 4 kênh tài sản đầu tư, bao
gồm bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên thang điểm
tối đa là 5.
Trong
các kênh đầu tư, ông Tuấn cho rằng vàng chỉ chiếm 2% trong danh mục cá nhân của
mình. Bởi vàng có giai đoạn tăng giá mạnh, nhưng nhìn về dài hạn 10, 20, 30 hay
50 năm thì vàng không phải kênh đầu tư vượt trội so với các kênh khác.
Thêm
vào đó, biến động giá vàng rất khó đoán và hiệu suất đầu tư không cao như nhiều
người nghĩ. Xét về mặt đầu cơ, kênh này cũng bị hạn chế bởi sự giám sát chặt
chẽ của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định tỷ giá. Do đó, kênh đầu tư vàng được
chuyên gia đánh giá thấp ở mức 2-2,5/5 điểm.
Nói
về kênh đầu tư vàng, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Maybank
Investment Bank cho rằng, thời gian tới, giá vàng khó giảm sâu, vì cầu từ các
tổ chức lớn luôn luôn có sẵn, tạo lực đỡ lớn cho kim loại quý. “Nhà đầu tư
không nên dùng đòn bẩy khi đầu tư vào vàng trong năm 2025 và phải theo dõi sát
diễn biến của thị trường, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị, xu hướng cắt
giảm lãi suất, diễn biến USD, sự dịch chuyển của dòng tiền trên toàn cầu…”, ông
Khánh nói.
Chứng khoán sẽ bứt phá?
Kênh
chứng khoán được đánh giá khá cao khoảng 3,5-4/5 điểm trên thang đo về hiệu
suất đầu tư. Theo ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc đầu tư Dragon Capital, năm 2025
kênh này nếu không bứt phá thì sẽ bứt phá vào năm 2026. Dựa trên kỳ vọng vĩ mô
thế giới có thể tạo ra biến động trong ngắn hạn, song kỳ vọng hiệu suất thị
trường song hành cùng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp.
Thêm
vào đó, ông Tuấn cho rằng định giá chưa phản ánh đầy đủ tiềm năng nâng hạng thị
trường. Cuối năm 2025, lợi nhuận kỳ vọng có thể đưa PER về mức -1 độ lệch chuẩn
so với trung bình 10 năm. Chỉ số PBR dự phóng năm 2025 cũng ở vùng thấp nhất
trong 10 năm. Với mức tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng, chuyên gia cho rằng định
giá thị trường đang ở mức khá hấp dẫn.
Bên
cạnh đó, triển vọng trung hạn khá cao với việc Chính phủ quyết tâm cao cho tăng
trưởng. Nhà đầu tư nên ưu tiên các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng rõ nét và
được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách hỗ trợ.
Trong
kịch bản cơ sở, hiệu suất VN-Index sẽ tăng 15-17% trong năm 2025, còn nếu niềm
tin và tương lai tươi sáng hơn, lợi nhuận TTCK sẽ tốt hơn. Ông Tuấn cho rằng
ngành công nghệ, ngân hàng, bán lẻ sẽ có tăng trưởng lợi nhuận bền vững, trong
khi đó công nghệ, thép và công nghiệp cũng có lợi nhuận tốt nhờ được hỗ trợ bởi
chính sách.
Bàn
về tiềm năng chứng khoán, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc khối Nghiên cứu đầu tư
FIDT, cho rằng VN-Index đang đi ngang theo chiều hướng giảm nhưng cuối năm nay
có thể đóng cửa trên 1.300 điểm với phổ giá dự báo 1.320-1.540 điểm. Định giá
thị trường vẫn hấp dẫn khi P/E (giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu) chỉ
quanh 13 lần hay P/B (giá thị trường trên giá trị sổ sách) khoảng 1,7 lần. Lợi
nhuận doanh nghiệp toàn thị trường dự báo tăng 16% với tiềm năng lớn đến từ
ngành ngân hàng, công nghệ, bất động sản. Cơ hội lớn từ nâng hạng thị trường
đến gần.
Ông
Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank
(VPBankS) cho hay: “Chúng tôi cũng có cái nhìn tích cực cho năm 2025. Để đầu tư
chứng khoán dài hạn, chúng ta nên tìm những công ty đầu ngành với chỉ số lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trên 15%”.
GPD
dự báo tăng trưởng cao (mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 8%), xuất khẩu,
thu hút vốn FDI tăng trưởng tốt, hàng loạt dự án lớn được triển khai… là những
điểm sáng của nền kinh tế. Ngoài ra, câu chuyện nâng hạng chứng khoán tiếp tục
được coi là chất xúc tác của thị trường.
Ông
Hoàng Quốc Anh, Giám đốc Đầu tư của GHGInvest nhận định, nhiều khả năng tháng
9/2025, chứng khoán Việt Nam sẽ được vào danh sách thị trường mới nổi, mở ra cơ
hội lớn cho các quỹ đầu tư nước ngoài.
Bất động sản khó hết “nóng”?
Về
kênh bất động sản, mặc dù giá nhiều khu vực đã tăng cao, nhưng chuyên gia
Dragon Capital cho rằng nhìn dài hạn khi các tháo gỡ pháp lý rõ rệt và cơ sở hạ
tầng được liên kết, bất động sản là kênh tiềm năng được đánh giá ngang với kênh
chứng khoán với mức điểm 3,5-5/5.
Ngoài
ra, nhiều dự án đang dần được tháo gỡ pháp lý và sẽ tiếp tục được triển khai
mạnh mẽ trong những năm tới. Ở một số khu vực chưa nhận được nhiều sự quan tâm
của nhà đầu tư sẽ trở thành khu vực tiềm năng có hiệu suất đầu tư cao.
Nhận
định về tiềm năng bứt phá của thị trường bất động sản, ông Lưu Quang Tiến, Phó
Viện trưởng Dat Xanh Services – FERI cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam
hiện nay đã chuyển mình và đang trong quá trình hồi phục, sẵn sàng chạy đà cho
một chu kỳ tăng trưởng mới. Dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng thị trường được
dự báo sẽ phát triển minh bạch, ổn định, bền vững hơn khi các yếu tố vĩ mô dần
đi vào ổn định, các bên sẵn sàng “tăng tốc” với tâm thế mới, nguồn cung dự báo
cải thiện hơn và niềm tin trở lại, kéo theo nhu cầu tăng.
Ở
góc nhìn khác đối với thị trường bất động sản, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia
kinh tế cho rằng, năm 2025 chưa phải là năm của bất động sản. Cả người mua, kẻ
bán trên thị trường đều trong tâm lý chờ đợi, người mua chờ may mắn giá nhà
giảm, nhà phát triển bất động sản mong các luật mới có hiệu lực sẽ gỡ khó nguồn
cung.
Điểm
tích cực của thị trường bất động sản, theo TS. Lê Xuân Nghĩa là nguồn cung dự
án có thể được cải thiện nếu các dự án đắp chiếu, tồn đọng được giải quyết. Khi
đó, nhiều chục ngàn tỷ đồng lãng phí trong đất đai sẽ được giải phóng. Tuy vậy,
thị trường bất động sản năm 2025 vẫn chủ yếu trong giai đoạn “nghe ngóng” và
giải quyết thủ tục, việc xuống tiền chưa có lợi.
TPDN cơ hội đi kèm rủi ro
Trái
phiếu doanh nghiệp được đánh giá có hiệu suất tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân
hàng, nhờ lợi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, đây là kênh khá rủi ro với những nhà đầu
tư cá nhân thiếu kinh nghiệm. Với rủi ro về an toàn và thanh khoản, chuyên gia Dragon
Capital khuyến nghị nhà đầu tư cần cân nhắc khi lựa chọn trái phiếu.
Dự
báo thị trường TPDN thời gian tới, ông Lê Quang Hưng - Giám đốc Cao cấp Phân
tích đầu tư Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Kỹ Thương (Techcom Capital) nhận định,
kênh đầu tư này sẽ phát triển tốt trong năm 2025, đặc biệt khi thị trường đã
dần hồi phục sau khi trải qua những biến động lớn trong giai đoạn 2022-2023.
Ông
Lê Quang Hưng phân tích, năm 2024 thị trường có sự phục hồi mạnh về giá trị
phát hành nhưng chủ yếu đóng góp đến từ khối ngân hàng, nhóm các doanh nghiệp
bất động sản hồi phục với tốc độ chậm. Thời gian tới, khi thị trường bất động
sản hồi phục, có thể dẫn đến nhu cầu phát hành trái phiếu mới cho các dự án
tiềm năng.
Đánh
giá về thị trường TPDN hiện nay, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng,
thị trường TPDN Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro, thách thức và
cần nhận diện đầy đủ.
Để
thị trường TPDN phục hồi và phát triển bền vững, cần củng cố, lấy lại niềm tin
của nhà đầu tư ít nhất là đến hết năm 2025. Trong trung - dài hạn, cần tổ chức
thực hiện tốt Chiến lược tài chính đến năm 2030 cùng với việc ưu tiên hoàn
thiện thể chế.
Đồng
thời, hoàn thiện hạ tầng thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN
nói riêng, nhất là nâng cao chất lượng hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm,
thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở thông tin - dữ liệu về thị trường trái
phiếu, về nhà đầu tư, tài sản đảm bảo…
Nhìn
chung, các chuyên gia đều khuyến nghị nhà đầu tư cần có chiến lược đa dạng hóa
danh mục thay vì tập trung quá nhiều vào một kênh đầu tư. Vàng có thể duy trì
sức hấp dẫn trong ngắn hạn, nhưng không phải lựa chọn tối ưu dài hạn. Trong khi
đó, chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là những kênh đầu tư
sáng giá nhờ tiềm năng tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ.
Điều
quan trọng là nhà đầu tư cần theo dõi sát sao diễn biến vĩ mô, đặc biệt là tình
hình lãi suất, chính sách kinh tế của Mỹ và các yếu tố địa chính trị. Việc đầu
tư thông minh, dựa trên phân tích kỹ lưỡng, sẽ giúp tối ưu hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro.
Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.
Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.