Chỉ số VN-Index tăng điểm trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên 22-12. Tuy nhiên, vào cuối phiên, chỉ số đã giảm quay đầu giảm khi lực bán mạnh ở một số mã trụ cột.
Theo đó, khi đóng cửa, VN-Index quay đầu giảm 1,07 điểm còn 1.477,67 điểm; HNX-Index giảm 1,91 điểm, về 453,1 điểm; UPCoM-Index giảm 0,44 điểm, xuống 110,93 điểm.
Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 31.679 tỉ đồng, tăng 18,1% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt mức 33.627 tỉ đồng.
Việc lực cầu khá mạnh ở vùng giá dưới tham chiếu, khi xuất hiện đợt giảm trong phiên thì lệnh mua nhanh chóng đổ vào thị trường, giúp hấp thụ lực bán, thanh khoản tăng cao. Diễn biến này được các chuyên gia đánh giá là tích cực.
Dự báo về phiên tới, các chuyên gia từ một số công ty chứng khoán cho rằng thị trường sẽ nhiều khả năng thoát khỏi vùng đi ngang.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) nhận định VN-Index tiếp tục đi ngang suốt 2 tuần qua, các nhóm cổ phiếu phân hóa khi ngành bất động sản, điện nước, xây dung, dầu khí tăng giá trong khi cổ phiếu thép, ngân hàng, chứng khoán giảm.
Vùng hỗ trợ ngắn hạn của VN-Index đang là 1.440 điểm và VN-Index cần vượt 1.485 điểm để quay lại xu thế tăng.
Theo DAS, thời điểm hiện nay không có nhiều thông tin hỗ trợ nên khó kỳ vọng thị trường chung có sự tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết được dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022, nhà đầu tư có thể mua tích lũy danh mục đầu tư trung hạn khi có phiên điều chỉnh.
Nhà đầu tư có thể xem xét các cơ hội giải ngân vào những nhóm ngành hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công, như vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng, bất động sản... cho danh mục đầu tư trung hạn.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng thị trường vẫn duy trì trạng thái đi ngang kéo dài gần 2 tuần nay. Dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm kiếm cơ hội, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản.
Về kỹ thuật, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình đã có phiên vượt đỉnh cũ và lập mức cao mới, do vậy đã lôi kéo được dòng tiền dịch chuyển từ nhóm bluechips sang. Cơ hội lúc này đang ở nhóm cổ phiếu nhỏ, nhưng nhà đầu tư cũng cần chú ý dòng tiền bắt đáy ở nhóm cổ phiếu bluechips, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng… khi kết quả kinh doanh quý 4-2021 sắp được công bố.
Công ty Chứng khoán BIDV cho rằng khả năng đi ngang của VN-Index có thể sẽ tiếp tục trong ngắn hạn khi thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ cũng như dòng cổ phiếu dẫn dắt.
Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), VN-Index có thể sẽ cố gắng hồi phục trở lại để thoát khỏi vùng giằng co và đi ngang trong khoảng 1.470-1.490 điểm. Nhà đầu tư nắm giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải đã nâng tỷ trọng lên mức cao khi tham gia bắt đáy trong phiên 6-12 có thể canh những nhịp tăng điểm trong các phiên tiếp theo hướng tới kháng cự tâm lý 1.500 điểm để chốt lời một phần danh mục.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.