Thứ sáu, 29/03/2024

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu

09/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Phát biểu tổng luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh có thể xem là công trình lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM.

Sáng 9-12, Cơ quan Thường trực tại miền Nam của Tạp chí Cộng sản, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM phối hợp cùng Trường ĐH Sài Gòn tổ chức hội thảo khoa học về Giải pháp khoa học xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM.

Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM; PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS.TS Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn; TS Phùng Ngọc Bảo, Vụ trưởng Trưởng Cơ quan Thường trực miền Nam, Tạp chí Cộng sản. 

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu - Ảnh 1.

Các đồng chí chủ trì hội thảo. Ảnh: THU HƯỜNG


Không gian văn hoá Hồ Chí Minh còn mang tính “đồng phục”

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về tính cấp thiết phải xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TPHCM theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI. Đánh giá bước khởi đầu của quá trình xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; nhận diện những thành tựu, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, qua đó, đề xuất các giải pháp sát hợp, mang tính chiến lược góp phần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

 Tham luận tại hội thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nhấn mạnh, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh ở TPHCM là công trình lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, là nhiệm vụ thường x.uyên, liên tục và kéo dài nhiều nhiệm kỳ. 

Thời gian qua, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh có những kết quả đáng ghi nhận. Đó là việc xây dựng những công trình, thiết chế văn hóa vật thể gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Bác. Cùng với đó, đã có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, chương trình nghệ thuật về Bác như thơ ca, nhạc, kịch, điện ảnh, cải lương... rất hay và đi vào lòng người. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai nhiều năm đã đạt được những kết quả nhất định và có nhiều tấm gương điển hình sinh động trên các lĩnh vực. 

Tuy nhiên, công trình, thiết chế văn hóa gắn với Bác còn ít, tác phẩm văn học nghệ thuật chưa tương xứng với cuộc đời và tầm vóc của Bác, việc học tập và làm theo Bác cần phải triển khai sâu rộng hơn nữa. Những hạn chế cho thấy cần nâng cao nhận thức và hành động, cần làm tốt hơn công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, tổ chức thực hiện, cần phấn đấu để vươn tới những giá trị chân- thiện- mỹ trong tác phẩm văn học nghệ thuật, trong khắc họa hình tượng Bác... 

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu - Ảnh 2.

Nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: THU HƯỜNG


 

Đồng chí Phạm Phương Thảo nhấn mạnh, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh được đặt trong bối cảnh mới, với việc xác định quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu rõ ràng. Đây được xem là nhiệm vụ lâu dài nhưng cần phấn đấu để tạo điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ 2020-2025. 

Để thực hiện hiệu quả nội dung này, trước hết là xây dựng văn hóa, con người Thành phố phát triển toàn diện gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát triển KT-XH gắn với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân TP.HCM tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính tri “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Kết luận số 01 của Bộ Chính trị gắn với phẩm chất của người dân TPHCM. Đó là phẩm chất kiên cường, tiên phong, là năng động, sáng tạo, nghĩa tình gắn với việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình. 

Theo TS Nguyễn Văn Sáng, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, các không gian văn hóa Hồ Chí Minh hiện nay còn mang tính “đồng phục”, thường là một góc đọc sách, phòng trưng bày.

TS Nguyễn Văn Sáng cho rằng phải có giải pháp để lan toả không gian văn hóa Hồ Chí Minh đúng với mục tiêu cần xây dựng bộ tiêu chí về xây dựng không gian văn hoá; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng không gian văn hoá Hồ Chí Minh hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong khi đó, TS Trương Thị Hiền cho rằng, cần lan toả văn hoá giao tiếp, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Không thể xây dựng không gian văn hoá Hồ Chí Minh khi không có sự lan toả văn hoá giao tiếp, ứng xử của Người đến người dân TP.HCM. Mà chủ thể lan toả văn hoá này chính là cán bộ, công chức của Thành phố”, TS Trương Thị Hiền bày tỏ. 

Xây dựng con người văn hóa phải là giá trị cốt lõi

Phát biểu tổng luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu đánh giá cao tham luận của các tác giả. Theo đồng chí, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh có thể xem là công trình lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM. Vì lẽ đó, có nhiều ý kiến tại hội thảo đã nêu rõ, xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh chính là góp phần lan tỏa giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Đồng thời, phân tích vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong việc phát triển văn hóa nói riêng và phát triển TP.HCM nói chung.

Đề cập đến góc độ tiếp cận là một thành tố của văn hóa nói chung, có ý kiến cho rằng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là động lực phát triển của thành phố mang tên Bác. Do đó, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh phải gắn với công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; gắn với xây dựng thành phố nghĩa tình, nhân ái, văn minh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu - Ảnh 3.

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tổng luận hội thảo. Ảnh: THU HƯỜNG


Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cũng ghi nhận nhiều nhóm giải pháp trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM mà các đại biểu đề xuất. Đó là, tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
”Phải đẩy mạnh tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phải hiểu đúng về không gian văn hóa Hồ Chí Minh và việc thực hiện, tránh hiểu chưa đúng dẫn đến thực hiện không đúng”, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Cùng với đó, là phát huy vai trò của các lực lượng trong xây dựng, phát triển không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Ở đây, phải huy động toàn bộ các lực lượng, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tham gia vào nhiệm vụ quan trọng này, với sự dẫn dắt, định hướng, gương mẫu của các cán bộ, đảng viên. Với quan điểm nhân dân là chủ thể và là lực lượng thực hiện của các hoạt động, cần có giải pháp phù hợp để người dân đồng lòng, chủ động tham gia và có thể thụ hưởng được ngày càng nhiều các giá trị, lợi ích của việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. 

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu - Ảnh 4.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: THU HƯỜNG


Nhắc đến các thiết chế, mô hình văn hoá - lịch sử trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu thống nhất cao với các ý kiến phải khai thác giá trị di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch; phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao giá trị các bảo tàng trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phải gắn việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người mới ở thành phố. “Việc xây dựng con người văn hóa phải là giá trị cốt lõi trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, phải bảo đảm an ninh con người…, từ đó có chiến lược “trồng người” phù hợp để góp phần việc hình thành chuẩn mực văn hóa con người ở thành phố mang tên Bác”, đồng chí nhấn mạnh. 

Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Hiếu cũng đồng thuận với ý kiến của các đại biểu cho rằng, trong quá trình xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần tránh tính phô trương, hình thức, mà phải đi vào chiều sâu. 

Đồng chí khẳng định Thành ủy TPHCM nghiêm túc tiếp thu và sẽ chỉ đạo các tổ chức đảng, các địa phương, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, vận dụng và triển khai thực hiện theo điều kiện thực tiễn của mình. 

Phân tích rõ về khái niệm văn hóa, trong đó có văn hóa nhân danh và văn hóa địa danh với các chủ thể khác nhau, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM là chủ thể kép gồm nhân danh Chủ tịch Hồ Chí Minh và cộng đồng người ở TP.HCM tiếp nhận giá trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Loại hình chủ yếu là các hệ giá trị văn hóa phi vật thể. Do đó, cần phải rà lại nhân danh Hồ Chí Minh có những giá trị văn hóa phi vật thể nào và các địa phương TP.HCM có những giá trị văn hóa phi vật thể nào. So sánh hai giá trị này và chọn ra những giá trị chung, thì đó là giá trị của văn hóa phi vật thể của không gian văn hóa Hồ Chí Minh. 

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu - Ảnh 6.

GS Trần Ngọc Thêm nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: THU HƯỜNG

GS Trần Ngọc Thêm cũng nhận xét, TP.HCM có ưu điểm nhanh chóng có sự hưởng ứng rộng rãi của các địa phương, đơn vị khi không cần chờ có hướng dẫn mà đã chủ động xây dựng, điều này thể hiện tình cảm, sự quý trọng của nhân dân đối với Bác Hồ. Song, việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM hiện đang còn nhiều bất cập, đó là các không gian còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, các nơi đang thực hiện một cách rập khuôn, chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú ý đến chất lượng. 

Từ đó, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu, cần gắn với hệ giá trị phi vật thể. Các không gian cần tăng tính sáng tạo, muốn vậy cần tìm ra đặc điểm riêng về chủ thể, không gian, thời gian của địa phương, đơn vị mình. Cùng với đó, cần nâng cao chất lượng bằng việc đầu tư có trọng điểm chứ không nên làm dàn trải. Cần xây dựng không gian văn hóa theo hướng hiện đại và tiện lợi. 

Theo SGGP

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM gỡ khó cho chủ đầu tư để tăng nguồn cung nhà ở

TP.HCM gỡ khó cho chủ đầu tư để tăng nguồn cung nhà ở

TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ cho chủ đầu tư nhằm thúc đẩy thị trường nhà ở đang sụt giảm nguồn cung trong những năm gần đây.

Phát triển cân bằng, bền vững là tâm điểm trong quy hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát triển cân bằng, bền vững là tâm điểm trong quy hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu

Mục tiêu phát triển cân bằng và bền vững được nhấn mạnh trong quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc phân vùng chức năng và trục động lực phát triển.

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu khởi công xây dựng 3 dự án giao thông trọng điểm là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4 vào dịp lễ 30/4 năm sau.

Căn hộ cao cấp: Chủ đầu tư ngoại chuẩn bị bung hàng

Căn hộ cao cấp: Chủ đầu tư ngoại chuẩn bị bung hàng

Những chủ đầu tư nước ngoài sẽ tung ra thị trường Việt Nam hàng loạt sản phẩm căn hộ cao cấp trong năm nay với lịch thanh toán linh hoạt.

Tòa nhà cao nhất Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cao 50 tầng, có đường hầm kết nối Bãi Sau

Tòa nhà cao nhất Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cao 50 tầng, có đường hầm kết nối Bãi Sau

Tổ hợp căn hộ khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế Five Star Odyssey đã chọn đường Thùy Vân, cung đường đắc địa bật nhất Vũng Tàu, là nơi tọa lạc. Công trình với 50 tầng nổi và 4 tầng hầm sẽ là tòa nhà cao nhất tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dự kiến khai trương sau 39-45 tháng thi công.

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội trong 2024

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội trong 2024

Năm nay, tỉnh Đồng Nai khởi công 5 dự án đã có chủ trương đầu tư và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội. Sang năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục khởi công 7 dự án và hoàn thành 979 căn.