Thứ bảy, 23/11/2024

"Xẻ thịt" không gian công cộng để kinh doanh

25/03/2023 8:00 AM (GMT+7)

Từng là nơi vui chơi, giải trí cho người dân nhưng nhiều hạng mục tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng) đang xuống cấp trầm trọng, nhiều khu đất bị sử dụng sai mục đích. Sau hơn 20 năm, hiện trạng công viên nhếch nhác, xuống cấp và bị "xẻ thịt" bởi những lợi ích kinh tế.

“Không thể ngờ một công viên hoành tráng lại trở nên nhếch nhác như bây giờ”, bác Hoàng Thanh Tuyền (sinh sống trên phố Võ Thị Sáu) cho biết. Hàng ngày, bác Tuyền và mấy người bạn già vẫn rủ nhau vào công viên đi bộ tập thể dục. Theo lời kể của bác, sống ở gần công viên Tuổi Trẻ đã hơn 20 năm, khi mới được hoàn thành, người dân rất vui mừng vì có không gian xanh công cộng để người lớn giải trí, trẻ con vui chơi.

“Chúng tôi rất vui mừng được đi dạo trong không gian nhiều cây xanh, có hồ nước không khí mát lành. Nhưng rồi chỉ được 1-2 năm đầu thôi. Về sau chẳng thấy ai chăm sóc, bảo dưỡng các đu quay, máng trượt nữa. Dần dần, tự nhiên xuất hiện quán bia, quán cà phê, rồi cả những trung tâm tiệc cưới hoành tráng. Cứ như thế, đến giờ các cô, chú nhìn đấy, phần để người dân đi dạo, vui chơi trong công viên bị thu hẹp thảm hại. Hàng sáng, người già chúng tôi vẫn vào đây tập thể dục vì quanh đây chẳng còn công viên, vườn hoa nào cả”, bác Tuyền tâm sự.

"Xẻ thịt" không gian công cộng để kinh doanh - Ảnh 1.

Cung Xuân – công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội nay trở thành Trung tâm tổ chức tiệc cưới.

Góp thêm vào câu chuyện, bà Thạm Thị Mến (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Các đu quay, trò chơi bằng sắt gỉ sét, không ai dám đến gần vì sợ thanh sắt rơi trúng đầu. Ghế đá gần các hạng mục này chả ai dám ngồi. Chúng tôi hay rủ nhau tập khiêu vũ trong công viên, nhưng cũng chỉ ở phía ngoài sát đường thôi. Công viên bây giờ nhỏ hơn cả vườn hoa. Mong sao cơ quan chức năng sớm dẹp bỏ các khu sử dụng sai mục đích, trả lại không gian cho người dân”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thực trạng Công viên Tuổi Trẻ Thủ đô đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều khu vực hoang tàn. Đặc biệt là đu quay với tên gọi Vòng quay mặt trời được lắp đặt từ hàng trăm tấn sắt thép. Qua hơn chục năm không sử dụng, đã hoen gỉ, mục nát. Nhìn vòng quay này, không ai dám đến gần. Hệ thống ống trượt, máng trượt nước ngoài trời từng là địa điểm vui chơi ưa thích của giới trẻ Thủ đô nhưng hiện tại cũng bị bỏ hoang, đổ nát, gỉ sét, không được duy tu bảo dưỡng. Ngay cổng chính của công viên là công trình nhà hát ngoài trời Cung Xuân. Đây là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Theo kết luận của Thanh tra Hà Nội, dự án được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận về quy hoạch và phương án kiến trúc, được Sở Xây dựng thẩm định thiết kế và được UBND quận Hai Bà Trưng cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, công trình không làm thủ tục thẩm định dự án, chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và chưa nộp tiền thuê đất từ năm 2010. Hiện nay, cung Xuân trở thành trung tâm tiệc cưới lớn nhất trong khu vực. Dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Công viên Tuổi trẻ) được UBND TPHà Nội phê duyệt với quy mô rộng 26,4 ha, chi tiết tỷ lệ 1/500 từ năm 2000, tổng mức đầu tư phê duyệt năm 2002 là 282 tỉ đồng, với mục tiêu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí... của nhân dân. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2002 đến năm 2006. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn vướng mắc nên năm 2010, UBND TPcó Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Công viên Tuổi trẻ Thủ đô theo hướng trở thành Trung tâm Thanh thiếu niên Hà Nội tỷ lệ 1/500 với quy mô diện tích đất, ranh giới lập quy hoạch, hồ nước trung tâm và không gian cây xanh. Mục tiêu của TP Hà Nội là đưa Công viên Tuổi Trẻ trở thành công viên chuyên đề với 6 khu chức năng (tổng diện tích gần 13ha) như cung thiếu nhi, khu vực cây xanh, hồ nước và khu đa năng.Tháng 6/2016, TP Hà Nội có quyết định chuyển giao công viên Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ (Tổng Công ty Du lịch Hà Nội) sang Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội quản lý. Suốt 6 năm được chuyển giao, toàn bộ hạng mục công trình công viên nước vẫn không được đưa vào khai thác trở lại, dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, hoang phế, tàn tích giữa lòng Thủ đô.

Liên quan đến công tác quản lý quy hoạch và xử lý vi phạm quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, năm 2020 Thanh tra TP Hà Nội đã công bố Kết luận thanh tra toàn diện về dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Kết luận thanh tra cho biết, có 14 hạng mục công trình sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng, công trình được cấp phép khi chưa được giao đất, vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựngnhư nhà hàng Queen Bee; khu nhà văn phòng; 2 sân tennis ngoài trời. Tất cả hạng mục vi phạm đều phát sinh trước năm 2013. Thanh tra TP kiến nghị UBND TP Hà Nội giao Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (là cơ quan chủ quản của Công ty TNHH MTV đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội) kiểm tra làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm đối với các sai phạm của công ty này.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô vẫn là dự án “treo” với nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất, trật tự xây dựng. Năm nào, TP Hà Nội cũng đều có văn bản đốc thúc các sở, ngành liên quan giải quyết, chấm dứt các sai phạm tại công viên Tuổi Trẻ. Thậm chí, yêu cầu xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan.

Mới đây nhất, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có yêu cầu, các đơn vị phân công rõ việc, rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với từng phần việc, quyết tâm trong thời gian từ nay đến tháng 9/2023, phải xử lý dứt điểm tồn tại trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh khẳng định: Vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã kéo dài nhiều năm, vì vậy UBND TP yêu cầu các cấp, ngành chức năng từ thành phố đến cơ sở cùng vào cuộc để xử lý dứt điểm. Đây là vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài, đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Nguyên nhân trước hết là do chưa xác định rõ trách nhiệm pháp lý, hồ sơ, tài liệu, chứng từ không đầy đủ, không được xác lập đúng quy định, gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc hình thành tài sản... Đồng thời, Chủ tịch UBND TP giao quận Hai Bà Trưng làm chủ đầu tư và giao Văn phòng UBND TP thống nhất với các ngành, ra văn bản kết luận cuộc họp để tổ chức thực hiện.

Theo Công an nhân dân

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.