Thứ năm, 28/11/2024

Xử lý nghiêm nhà đầu tư vi phạm: Giúp thị trường bất động sản minh bạch

05/12/2022 7:30 AM (GMT+7)

Việc TP Hà Nội kiên quyết cấm nhà đầu tư vi phạm đầu tư dự án mới được xem như một tín hiệu tích cực, góp phần lành mạnh hóa thị trường BĐS còn nhiều bất cập.

Nêu cao trách nhiệm nhà đầu tư

UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, vận hành nhà chung cư thương mại trên địa bàn. Theo đó, Hà Nội kiên quyết không cho phép nhà đầu tư vi phạm nghiêm trọng hoặc đang vi phạm về quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư được tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà ở mới trên địa bàn TP.

Theo số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn hiện có 1.135 cụm (tòa) nhà chung cư thương mại được đưa vào sử dụng, đã thành lập 804 Ban quản trị nhà chung cư; 723/804 nhà chung cư bàn giao hồ sơ cho Ban quản trị, 567/804 bàn giao kinh phí bảo trì 2% (không tính 132 tòa nhà chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở năm 2005 không có kinh phí bảo trì); 709/804 nhà chung cư bàn giao diện tích sở hữu chung; 700/804 nhà chung cư bàn giao phòng sinh hoạt cộng đồng.

Xử lý nghiêm nhà đầu tư vi phạm: Giúp thị trường bất động sản minh bạch - Ảnh 1.

Việc siết chặt xử lý nhà đầu tư sai phạm sẽ góp phần làm lành mạnh thị trường BĐS.

Số liệu cho thấy, trên 80% số lượng nhà chung cư đang được quản lý, vận hành ổn định. Số còn lại vẫn xảy ra tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Cơ quan chức năng cũng quyết định xử phạt hành chính một số chủ đầu tư gồm: Công ty CP Tập đoàn Nam Mê Kông, Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai, Công ty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh BĐS HTL Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn VIDEC…

Trước những thực trạng đáng báo động trên, việc Hà Nội kiên quyết “cấm cửa” nhà đầu tư vi phạm làm dự án nhà ở mới được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Theo luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, chủ trương của UBND TP Hà Nội là một chủ trương đúng đắn nhằm nêu cao trách nhiệm của nhà đầu tư, cũng như tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa nhà đầu tư với các dự án mà TP triển khai.

“Về nguyên tắc, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu, các chủ thể có đủ điều kiện đều được tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu sẽ được triển khai dự án. Tuy nhiên Luật Đấu thầu cũng quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn của nhà đầu tư khi tham gia vào dự án. Trong đó năng lực không chỉ thể hiện qua số vốn, kinh nghiệm mà còn phải qua các công trình thực tế. Đối với nhà đầu tư tham gia dự thầu mà đang có công trình vi phạm hay không đủ năng lực triển khai công trình hiện có, thì việc nhận thêm công trình cũng chỉ tạo thêm gánh nặng. Nguy cơ chậm triển khai, không đảm bảo tiến độ là hiện hữu” - luật sư Đặng Văn Cường phân tích.

Lành mạnh hoá thị trường

Bàn luận xung quanh vấn đề này, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, chủ trương của UBND TP Hà Nội chính là tín hiệu tích cực, góp phần lành mạnh hoá thị trường BĐS. Tại Hà Nội hiện nay, các dự án vi phạm nhà ở còn tồn đọng, nhiều dự án không đạt hiệu quả, thậm chí bỏ hoang gây thất thoát lãng phí lớn tài nguyên, thiệt hại tài sản Nhà nước. Quy trình xử lý cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân cũng còn nhiều rắc rối, tạo ra những bất bình trong xã hội. Hiện trạng ấy mang tới hình ảnh không đẹp cho Thủ đô và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hà Nội là phải chấn chỉnh, giải quyết triệt để vấn đề.

“Tại các TP lớn, câu chuyện về xây dựng luôn được đặt lên hàng đầu. Tôi cho rằng việc cấm nhà đầu tư vi phạm đầu tư dự án mới thể hiện một xu hướng tiến bộ của TP Hà Nội. Xu hướng này sẽ giúp khắc phục những điểm còn yếu kém, giúp chấn chỉnh những sai phạm, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường BĐS. Chủ trương này sẽ thực sự khả thi và hiệu quả nếu thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt cần phải cương quyết vượt ra khỏi nhóm lợi ích, nếu làm tốt, thị trường BĐS hiển nhiên sẽ trở nên lành mạnh, giá cũng sẽ hướng về người dân, phù hợp với túi tiền của người dân” - GS.TSKH Đặng Hùng Võ nhìn nhận.

Cũng theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, khi thị trường BĐS lựa chọn được những nhà đầu tư nghiêm túc, thực hiện đúng pháp luật thì câu chuyện trái pháp luật, trái quy hoạch… sẽ không còn. Và nếu chủ trương trên của TP Hà Nội được thực hiện hiệu quả sẽ trở thành một ví dụ sinh động, đáng để các địa phương khác học hỏi.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

"Hoa mắt" với phí dịch vụ SMS Banking

Bỗng dưng nhận được thông báo phí SMS Banking tăng gấp nhiều lần, không ít người đã quyết định hủy dịch vụ, chuyển sang lựa chọn miễn phí

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Thị trường chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới

Chỉ số S&P 500 và chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục mới trong ngày 26/11 ở Mỹ, đi ngược với diễn biến giảm điểm trong chứng khoán châu Âu.

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm do được hưởng lợi nhiều nhất từ lãi suất thấp và nền kinh tế tăng trưởng mạnh.

Nhân vật 'tiền điện tử' ở Mỹ mạnh tay với canh bạc sau khi được ông Trump lựa chọn?

Nhân vật 'tiền điện tử' ở Mỹ mạnh tay với canh bạc sau khi được ông Trump lựa chọn?

Ông Howard Lutnick, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ chọn làm Bộ trưởng Thương mại thời Trump 2.0, đang mạo hiểm nhảy vào lĩnh vực cho vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử.