Tập đoàn Nhật Bản SoftBank đã bán gần như toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại Alibaba, hạn chế các khoản đầu tư tiếp xúc với Trung Quốc và huy động tiền mặt khi thị trường suy thoái làm giảm giá trị các khoản đầu tư công nghệ của tập đoàn.
Cụ thể, tập đoàn do tỷ phú Masayoshi Son sáng lập, đã bán khoảng 7,2 tỷ USD cổ phiếu Alibaba trong năm nay thông qua các hợp đồng kỳ hạn trả trước, sau đợt bán tháo kỷ lục 29 tỷ USD vào năm ngoái.
Theo Financial Times (FT), sau 2 đợt bán lớn, cổ phần của SoftBank trong gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc hiện chỉ còn 3,8%. Trước đó, nhà đầu tư Nhật Bản từng sở hữu tới 34% cổ phần của Alibaba, với số cổ phần từng trị giá 262 tỷ USD. Tỷ phú Son đã trả 20 triệu USD để mua phần lớn cổ phần trong tập đoàn Trung Quốc non trẻ này hơn 2 thập kỷ trước, sau khi gặp người sáng lập Jack Ma.
Chỉ khoảng 3 năm trước, SoftBank vẫn duy trì gần 25% cổ phần của gã khổng lồ công nghệ trị giá hơn 100 tỷ USD. Vào thời điểm đó, Alibaba là khoản đầu tư giá trị nhất của SoftBank.
Năm 2020, tỷ phú Son rời khỏi hội đồng quản trị của Alibaba, ngay sau khi người đồng sáng lập Alibaba Jack Ma từ chức khỏi hội đồng quản trị của SoftBank.
Đợt bán tháo mới nhất của SoftBank diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với tập đoàn Nhật Bản sau hàng loạt khoản đầu tư thất bại và thua lỗ chưa từng có. Tập đoàn này được cho là đang lên kế hoạch cho một màn niêm yết "bom tấn" đối với nhà thiết kế chip Arm của Anh.
Thông qua các hợp đồng kỳ hạn trả trước, SoftBank thường cho một nhà môi giới vay cổ phiếu Alibaba của mình để bán cổ phiếu ra thị trường trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần. Người môi giới thu một khoản phí trước khi trả lại số tiền thu được cho tập đoàn Nhật Bản. Khi các hợp đồng đến hạn, SoftBank có thể từ bỏ hoàn toàn quyền sở hữu cổ phần của mình hoặc trả cho nhà môi giới giá thị trường để mua lại cổ phần.
Hồ sơ cho thấy hầu hết các giao dịch gần đây được xử lý bởi Barclays, Mizuho Securities và SMBC Nikko Securities. Cơ cấu của các công ty này cho phép SoftBank trì hoãn nộp thuế.
Mặc dù SoftBank nói rằng việc kiếm tiền từ cổ phiếu của Alibaba là để củng cố tài chính, một số nhà đầu tư đã coi động thái này là một phương án "tuyệt vọng" nhằm nâng cao số liệu thu nhập của tập đoàn, vốn được các nhà phân tích kỳ vọng sẽ ghi nhận 2 năm liên tiếp thua lỗ nặng nề.
Đối với Alibaba, màn bán cổ phần của SoftBank có nghĩa là sự rút lui của một người ủng hộ lâu năm. Đây cũng là sự thay đổi đáng kể đối với tập đoàn vừa thực hiện cuộc cải tổ lớn nhất trong quá trình hoạt động, phân chia tập đoàn thành 6 thực thể với các lĩnh vực riêng biệt.
Đợt bán tháo của SoftBank diễn ra khi cổ phiếu của tập đoàn Trung Quốc này giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 6 năm qua, một kết cục đáng thất vọng đối với một trong những khoản đầu tư công nghệ thành công nhất từng được thực hiện. Cổ phiếu tập đoàn đã giảm thêm gần 3% trong phiên giao dịch kéo dài ngày 12/4.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...
Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.
Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.