Ngày 26/11, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ký văn bản gửi các sở, ngành yêu cầu tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Theo đó, các địa phương và sở ngành phải tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14 và Thông báo số 473 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý đất đai, quy hoạch và xây dựng trên địa bàn.
Sở Tài nguyên Môi trường được giao phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, trong đó cần đánh giá cụ thể các yếu tố phát sinh có liên quan (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...) khi kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch các loại đất, đề xuất giải pháp thực hiện và quan tâm quy hoạch sử dụng đất 2 bên các tuyến đường, để tạo quỹ đất sạch khi triển khai đầu tư mới các tuyến đường giao thông, nhằm phát triển đô thị, tạo nguồn lực cho ngân sách.
Rà soát, đánh giá tồn tại, phát sinh khi thực hiện các thủ tục kiểm kê, xác lập quyền sử dụng đất, việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp chung quyền sử dụng đất, thống nhất phương án xử lý, tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc lập quy hoạch chi tiết, trong đó cần đảm bảo phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và các yếu tố có liên quan (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...) khi triển khai dự án. Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp, trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh. Thời gian hoàn thành trong quý I/2022.
Dự án "ma" Phú Mỹ Eco City 6 đang bị phá bỏ hạ tầng. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến hướng dẫn, quản lý trật tự xây dựng để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, tổ chức doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn.
Tăng cường kiểm tra, theo dõi, giám sát nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý phân lô, tách thửa không đúng quy định, đặc biệt tại các khu vực kêu gọi thu hút đầu tư dự án.
Đồng thời, chịu trách nhiệm kiểm soát việc lập quy hoạch sử dụng đất (đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất 2 bên các tuyến đường dự kiến đầu tư mới, nhằm phát triển đô thị, tạo nguồn lực cho ngân sách), quy hoạch chi tiết cho từng dự án phải yêu cầu bảo đảm các yếu tố phát sinh có liên quan (hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...), bảo đảm không gây áp lực cho ngân sách Nhà nước khi phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án, phê duyệt tổng mặt bằng các dự án đầu tư.
Xử phạt Công ty Phú Mỹ Holdings 20 triệu đồng
Ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với Công ty CP Phát triển Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (Công ty Phú Mỹ Holdings ở số 41 Lê Duẩn, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa) do ông Đặng Phi Long làm giám đốc vì rao bán “dự án ma”. Số tiền xử phạt là 20 triệu đồng.
Theo đó, ông Đặng Phi Long và nhân viên công ty này đã sử dụng tài khoản YouTube, Facebook để rao bán các “dự án ma” như khu dân cư Eco City 6, Solar City, Hồ Tràm Airport City trên địa bàn thị xã Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ.
Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên Môi trường cho thấy, các “dự án” do Công ty CP Phát triển Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ làm chủ đầu tư được rao bán là đất thuộc hồ sơ tách thửa của cá nhân, chưa hoàn thiện hạ tầng, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép dự án… Chủ đầu tư chỉ trải một lớp thảm nhựa mỏng trên đường cấp phối, trồng một số cây xanh rồi rao bán với giá đất của dự án. Ngoài xử phạt tiền, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng buộc Công ty Phú Mỹ phải tháo gỡ thông tin vi phạm trên mạng xã hội.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc