Trong tuần giao dịch thứ hai của tháng 10, thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm giữa bối cảnh giới đầu tư thở phào nhẹ nhõm trước thông tin Mỹ dường như sẽ tránh được một vụ “vỡ nợ” và Nga hứa hẹn bảo đảm nguồn cung khí đốt ổn định cho châu Âu. Nhờ đó, những vấn đề khó khăn về năng lượng đang được giải quyết.
Sự chú ý giờ đây một lần nữa đổ dồn về Trung Quốc, quốc gia cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định ở trong nước. Trong khi giới đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào Trung Quốc và tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường quốc gia châu Á, nhiều chính trị gia phương Tây vẫn đưa ra những dự đoán về nguy cơ suy giảm sắp xảy ra của nền kinh tế này.
Tâm điểm của truyền thông quốc tế
Mỗi khi có ít nhất một sự kiện tiêu cực nào đó xảy ra đối với kinh tế Trung Quốc, ví dụ như biến động trên thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái, những thay đổi trong Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) và tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), các chính trị gia nước ngoài và sau đó là các phương tiện truyền thông thế giới lại bắt đầu nhắc đến nguy cơ xảy ra khủng hoảng hoặc thậm chí là sự sụp đổ của “phép màu kinh tế” Trung Quốc.
Năm 2008, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng toàn cầu, các chuyên gia phân tích đã đưa ra nhiều nhận định tiêu cực về kinh tế Trung Quốc. Họ khẳng định sẽ không ai muốn mua hàng xuất khẩu của Trung Quốc nếu Phố Wall sụp đổ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng và tránh “bẫy” tăng trưởng âm.
Năm 2015, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bị sụp đổ, các phương tiện truyền thông đã ngay lập tức đăng những bài phân tích với nội dung “chúng tôi đã cảnh báo bạn”. Vào đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, báo chí phương Tây đã gọi đây là thảm hoạ Chernobyl của Trung Quốc.
Đã có những nhận định tiêu cực về kinh tế Trung Quốc được chính thức nhìn nhận là sai lầm. Ví dụ, Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ từng đoạt giải Nobel, đã viết rằng sự sụp đổ của Trung Quốc đã được dự đoán trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, vì một số lý do mà điều này đã không xảy ra.
Bất chấp sự gắn kết và tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả nhờ đầu tư nước ngoài và tự do hóa thương mại quốc tế, Trung Quốc vẫn giữ được sự độc lập về chính trị. Và khi đã có đủ sức mạnh kinh tế, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu nêu lên quan điểm chính trị của mình trong các vấn đề quốc tế.
Trên thực tế, ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu tạo ra ít nhất một mối nguy nào đó đe dọa sự thống trị của Mỹ trên thế giới, mối quan hệ song phương đã xuất hiện các vấn đề.
Tất nhiên, đối với các chính trị gia Mỹ, những rắc rối kinh tế của Trung Quốc sẽ là một tin tốt.
Do đó, tất cả các dự đoán về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của “phép màu” Trung Quốc đều dựa trên những cân nhắc chính trị nhằm cố gắng cắt đứt dòng tài chính hay đề xuất mặc cả để có được những điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc đàm phán thương mại.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh lại là những người thực dụng, họ không vội vàng ủng hộ quan điểm của các quan chức và chính trị gia. Trong nửa đầu năm 2021, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã vượt quá khối lượng đầu tư trong cả năm ngoái.
Bất chấp thực tế là các cơ quan quản lý của Mỹ đang đưa ra những quy định mới nhằm đe dọa hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ đối với một số công ty Trung Quốc, đồng thời hạn chế đầu tư của quỹ hưu trí vào chứng khoán của các công ty Trung Quốc, khối lượng đầu tư danh mục vào Trung Quốc của các công ty Mỹ vẫn đang tăng.
Tính đến tháng Tám năm nay, các quỹ đầu tư và quỹ giao dịch trao đổi của Mỹ đã nắm giữ 43 tỷ USD tài sản của Trung Quốc, tăng 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, các đại gia đầu tư của Mỹ như BlackRock, Goldman Sachs, JP Morgan đều đang gia tăng rót vốn, mua cổ phần tại Trung Quốc và mở rộng hoạt động kinh doanh.
BlackRock huy động được 1 tỷ USD cho quỹ tương hỗ đầu tiên của Trung Quốc. Goldman Sachs đã công bố một liên doanh quản lý tài sản với ICBC, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. JPMorgan Chase được chấp thuận là công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc.
Có thể thấy, các doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên những con số cụ thể và sự thật. Và thực tế cho thấy rằng, đầu tư vào Trung Quốc là có lãi trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay.
Ví dụ, nhiều nước phương Tây đã sử dụng các biện pháp kích thích tiền tệ để chống lại cuộc khủng hoảng Covid-19. Cả Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cực thấp.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định duy trì lãi suất âm. Trong khi đó, Trung Quốc duy trì chính sách tiền tệ vừa phải. Lãi suất ở Trung Quốc tương đối cao. Theo đó, việc vay mượn ở các thị trường khác và đầu tư vào Trung Quốc trở nên có lãi.
Một ví dụ khác là việc một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình thông qua các cấu trúc liên kết để tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ở Phố Wall, nhiều nhà đầu tư có thể phải ngồi tù vì đây được coi là hành vi thao túng thị trường. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, những quy định cấm những hành vi như vậy còn khá mới.
Sự quan tâm của giới kinh doanh đến Trung Quốc vì vậy đã gia tăng sau khi nước này bắt đầu áp dụng các quy định này. Kết quả là môi trường kinh doanh được điều chỉnh theo các quy tắc trò chơi quen thuộc với các doanh nhân nước ngoài.
Ngoài ra, bên cạnh việc thắt chặt các yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh, Trung Quốc cũng đang áp dụng các luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Luật Đầu tư nước ngoài đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Như vậy, có vẻ như cảnh báo của các chính trị gia về Trung Quốc đang đi ngược với thực tế mà các doanh nhân đang chứng kiến.
Vào năm 2020, Trung Quốc đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và môi giới.
Theo Boston Consulting Group, thị trường quản lý tài sản của Trung Quốc đã tăng 10% vào năm 2020 lên 18.900 tỷ USD. Trong 10 năm tới, thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp 2,5 lần và trong khi các thị trường quản lý tài sản truyền thống của phương Tây đang dần đạt đến mức bão hòa, các ngân hàng đầu tư chỉ có một cơ hội duy nhất để mở rộng hơn nữa là tiếp cận Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...