VARS cho biết, ngay cả khi trải qua đại dịch Covid 19, thì những động lực cơ bản cho tăng trưởng của Việt Nam vẫn giữ nguyên, đảm bảo cho thị trường một sức bật trong năm 2022.
Thứ nhất, nhu cầu tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho dòng vốn vẫn là xu hướng mạnh mẽ. Nhu cầu này còn được ủng hộ bởi xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ hàng hoá sang các dạng tài sản của kinh tế thế giới vài năm gần đây.
Thứ hai, gói kích cầu được ủng hộ bởi các chính sách nới lỏng của các chính phủ, nhằm kích cầu sau đại dịch.
Thứ ba, quá trình đô thị hoá tại Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ và là động lực dẫn dát chính của quá trình tăng trưởng.
Việt Nam có một lợi thế là đã có một khoảng thời gian khá dài thị trường bất động sản tách biết tương đối so với khu vực, nên giá nhà còn khá thấp so với giá các đô thị các nước lân cận.
Quá trình đô thị hoá đang dẫn dắt giá bất động sản. Mức độ đô thị hoá còn thấp so với mặt bằng chung trong khu vực.
Thứ tư, hạ tầng của Việt Nam đang trong quá tình phát triển, song song với quá trình đô thị hoá và được ủng hộ bởi các chính sách kích thích để phục hồi kinh tế, sẽ là một nguồn động lực quan trọng định hình tăng trưởng bất động sản 2020.
Các bong bóng cục bộ có thể xảy ra, tất yếu của quá trình tăng giá, như đã quan sát thấy trong năm 2021, khi giá đất nền tăng theo các thông tin về quy hoạch, cả thật và giả. Tuy nhiên, nếu chính sách tín dụng thận trọng vẫn được duy trì như nhiều năm qua thì bong bóng này sẽ không lan rộng.
Quá trình tái thiết diễn và phục hồi đang diễn ra, tuy nhiên đã có sự dịch chuyển. Đại dịch đẩy một lực lượng lớn lao động rời khỏi những thành phố lớn. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn bấp bênh và các chính sách phòng ngừa Covid chưa thể dự báo được, cũng như sự bất ổn ủa khu vực bán lẻ và nhiều ngành dich vụ, đặc biệt là ngành ăn uống, rất có thể hút lại lượng lao động quay trở về thành phố sẽ không dễ dàng.
Cùng với việc phát triển hạ tầng tại các địa phương ngoài các thành phố lớn, các ngành công nghiệp có thể cũng sẽ được tái cấu trúc. Trong đó các ngành sản xuất quy mô lớn và lực lượng lao động thâm dụngg sẽ được đẩy mạnh dịch chuyển ra các thành phố lớn về các tỉnh lân cận. Các thành phố sẽ gia tăng quỹ đất mới phát triển bất động sản có giá trị cao. Thị trường cũng ghi nhận những năm qua, các bất động sản mới phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu tại thành phố mới Thủ Đức, tập trung nhiều vào phân khúc cao cấp và hạng trung.
Căn hộ hạng sang ghi nhận tăng giá mạnh trong khi căn hộ hạng C (cho người thu nhập thấp) tiếp tục khan hiếm hàng. Tuy nhiên đây có thể là xu hướng lựa chọn tự nhiên và hợp lý của các nhà phát triển, dựa trên cấu trúc nhu cầu của thị trường và quy hoạch của các thành phố. Những dự án nằm trong khu đô thị lớn, có hạ tầng giao thông kết nối tốt , quy hoạch bài bản đến nay vẫn thu hút nguồn vốn mạnh và dẫn dắt thị trường.
Bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản du lịch sẽ là điểm sáng hấp dẫn đầu tư trong bối cảnh đại dịch. Với lợi thế về tự nhiên, các tỉnh có thế mạnh về du lịch đang được thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhờ sự đa dạng của các sản phẩm bất động sản du lịch, có khả năng thích nghi cao, mà trong đó các dự án nhà ở được cho gia nhập phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch đã rất thành công là một ví dụ.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc