Bí quyết giúp cậu bé bán hàng rong chỉ học hết trung học trở thành ông chủ 37 nhà hàng
Phương Đăng (theo straitstimes)
18/05/2025 7:30 AM (GMT+7)
Không ai có thể ngờ, người đàn ông chỉ mới học hết trung học phổ thông, từng đi bán hàng rong lại khởi nghiệp thành công và giờ đây là chủ của 37 nhà hàng.
Chân dung Aston Soon, ông chủ chuỗi nhà hàng bít tết Astons Specialties ở Singapore. Ảnh Straitstimes.
Năm 2005, ông Aston Soon ở Singapore bắt tay mở quầy đồ ăn nhanh Astons Specialties bên trong một quán cà phê ven đường ở East Coast Road. Lúc đó, vợ ông đang mang thai 6 tháng và ông, khi đó 33 tuổi, vừa rời bỏ những công việc nhàm chán ở trại nuôi chó đến giúp bạn mở quán cà phê.
Thế nhưng ông có một thứ quý giá: 15 năm kinh nghiệm làm việc tại hai chuỗi nhà hàng Mỹ – thương hiệu bít tết và salad Ponderosa và thương hiệu gà quay Kenny Rogers - từ năm 17 đến 32 tuổi. Với 40.000 đô la Singapore (SGD) tích cóp và vay mượn, ông mở Astons Specialties – một quán nhỏ bán món Tây trong đó, món chủ đạo là bít tết với chất lượng tốt, giá rẻ (dưới 10 SGD cùng món phụ). Khách kéo đến đông, chỉ chưa đầy một năm sau ông phải dời sang mặt bằng lớn hơn – chỉ cách cửa hàng cũ hai căn nhà.
Astons khởi đầu chỉ là một quầy hàng bít tết trong một quán cà phê ở East Coast Road. Ảnh : ASTONS GROUP
Từ đó, mọi thứ bắt đầu nở rộ. Năm nay, khi thương hiệu Astons Specialties tròn 20 tuổi, ông Soon, hiện 53 tuổi sở hữu 37 nhà hàng – không chỉ Astons mà còn nhiều thương hiệu Nhật, Trung và cả chuỗi mì tôm hùm East Treasure ở Joo Chiat.
Ông Soon còn điều hành một nhà máy rộng 5 tầng ở Senoko – chuyên sản xuất đồ ăn chế biến sẵn, nước xốt, và cả dịch vụ tiệc lưu động Jaz Catering.
Từ cậu bé bán hàng rong đến ông chủ cả một đế chế
Sinh ra trong gia đình có 5 người con, cha làm xây dựng rồi lái taxi, mẹ ở nhà nội trợ, từ bé ông Soon đã thích đi làm chứ không thích học. Ông đã giúp mẹ bán bánh huat kueh (bánh bột gạo hấp) trên đường phố Singapore khi mới 7 tuổi.
Ngay từ khi còn đi học, ông Soon cũng đã làm thêm đủ thứ nghề: nhân viên quán cà phê, bán vịt, bán thiệp Giáng Sinh...
“Các công việc cho phép tôi gặp gỡ nhiều người, học được nhiều điều”, ông Soon chia sẻ.
Sau khi không đỗ vào trường cao đẳng hay học nghề, ông đi nghĩa vụ quân sự sớm năm 1991 rồi quay lại nhà hàng Ponderosa làm toàn thời gian: từ rửa chén, bồi bàn, đầu bếp đến quản lý. Sau đó ông chuyển sang Kenny Rogers làm quản lý đến khi nghỉ vào năm 2003.
Sau đó, ông đi làm tại một trang trại nuôi chó và giúp bạn mở quán cà phê. Tuy nhiên, những công việc đó đều không khiến ông Soon thích thú, đam mê.
"Tôi muốn làm món Tây chất lượng nhà hàng trong quán cà phê bình dân", ông Soon chia sẻ về mơ ước và tham vọng của mình.
Khi mở quầy Astons đầu tiên năm 2003, do ít vốn, Soon phải dùng toàn thiết bị cũ – tủ lạnh, bếp chiên, vỉ nướng – và tự tay nấu. Nhưng nhờ kinh nghiệm làm việc trước đó, ông thuyết phục được nhà cung cấp lớn Indoguna cung cấp thịt bò chất lượng từ Úc và New Zealand cho mình. Một phần bò striploin 180g với 2 món phụ giá chỉ 9,50 SGD. Ngoài khoai tây nghiền còn có salad, mì, bắp nướng, bắp cải trộn...
Astons nhanh chóng khác biệt hẳn với các quầy đồ Tây bình dân vốn chỉ có thịt heo mỏng và đậu hầm. Người dân đổ xô đến quán và các trung tâm thương mại bắt đầu mời gọi ông mở cửa hàng.
Một trong những khách đầu tiên của Astons là chị Lyn Lee – người sáng lập chuỗi Awfully Chocolate. "Anh ấy cực kỳ chăm chỉ và khiêm tốn. Chúng tôi rất tự hào về những gì Aston đã làm được", bà Lee nói.
Một tay gây dựng từ con số 0
Thời kỳ đầu khởi nghiệp, ông Soon làm việc từ 11h30 trưa đến 3h sáng, tự đi giao hàng, có khi mệt quá, ông ngủ gục trong con hẻm. Người bạn cũ – ông Latif, chủ phòng gym gần đó – từng trông quán giúp ông Soon khi vợ ông sinh con.
"Một mình xoay sở mọi thứ. Anh ấy rất khiêm tốn", ông Latif nhận xét.
Ông Soon còn mang menu đến các quán bar gần đó để tiếp thị. Một khách chỉ gọi bánh mì bơ tỏi giá 1,20 SGD, ông cũng sẵn sàng đích thân giao. Rồi các quán bắt đầu gọi món nhiều hơn. Có lúc, ông chở 60 suất ăn bằng xe máy, chia làm ba lần.
Khi khách ngày càng đông, ông thuê mặt bằng rộng hơn với hai căn nhà. Quán mở từ 11h đến 2h sáng, vẫn kín chỗ lúc 1h đêm.
"Tôi biết mình phải chớp lấy cơ hội", ông Soon nhấn mạnh.
Hàng dài người xếp hàng bên ngoài nhà hàng bít tết Astons khi ông Soon chuyển từ quán cà phê sang không gian nhà hàng thực thụ. Ảnh: ASTONS GROUP
Từ cửa hàng đầu tiên, Astons mở rộng sang trung tâm Orchard Road, rồi các khu khác. Đặc biệt, mỗi cửa hàng đều được mở bằng doanh thu của doanh nghiệp và một khoản vay từ bố vợ. Vợ ông Soon lúc này trở thành giám đốc điều hành của doanh nghiệp.
"Tôi là tiền đạo, vợ là thủ môn", ông Soon vui vẻ nói đùa và cho biết thêm rằng, trong tập đoàn, vợ ông chủ yếu nắm quyền về tài chính và nhân lực. Ông chăm lo phát triển kinh doanh và hoạt động của các nhà hàng.
Hiện tại, khi thương hiệu kỷ niệm 20 năm thành lập, người đàn ông 53 tuổi này đã có 37 nhà hàng. Không chỉ phát triển chuỗi cửa hàng gắn liền với các món bít tết ngon - bổ - rẻ thì tập đoàn Astons Specialties còn mở các nhà hàng Nhật Bản và Trung Quốc. Thậm chí, ông Soon còn có một cửa hàng ở Joo Chiat có tên là East Treasure Speciality Prawn Noodle.
Ông Soon chia các nhà hàng bít tết của mình theo các thứ hạng kiểu "vé máy bay" như sau: Astons Specialties – hạng phổ thông (11 cửa hàng); Astons Prime – hạng phổ thông cao cấp (1 cửa hàng ở Joo Chiat); The Ranch Steakhouse & Bar – hạng thương gia (1 cửa hàng ở Purvis Street).
Các nhánh khác gồm: Astons Steak & Salad (3 cửa hàng); Andes by Astons – phiên bản halal (9 cửa hàng); Bizen Okayama Wagyu – thịt bò wagyu Nhật (3 cửa hàng); Chic.A.Boo – gà rán tươi (3 cửa hàng); Aji Ichi Sushi Bar, Tempura Bar và chuỗi Trung Hoa East Treasure.
Astons nhập 150 tấn thịt mỗi năm từ Úc, New Zealand, Argentina, Mỹ, Nhật. Ngoài ra còn có 2 cửa hàng bán thịt bò cao cấp hợp tác với nhà cung cấp Nhật Ginkakuji Onishi.
Từ Singapore vươn ra thế giới
Hiện nay, Astons đã có mặt tại Myanmar (2 cửa hàng), Malaysia (3), Philippines (3), và một cửa hàng East Treasure ở Osaka (Nhật Bản).
Dù từng thất bại tại Trung Quốc khi lỗ 2,2 triệu SGD ở nhà hàng bít tết ở Phật Sơn năm 2015, ông Soon không ngại thử lại và mở thêm nhiều nhà hàng khác ở Trung Quốc nếu tìm được đối tác phù hợp.
“Tôi không hiểu văn hóa kinh doanh, con người và lối sống ở đó. Mỗi thành phố ở Trung Quốc giống như một quốc gia riêng. Làm ăn ở đó đã mở mang tầm mắt cho tôi", ông Soon chia sẻ về lý do ông thất bại ở Trung Quốc.
Hiện ông Soon cũng đang tìm cách mở cửa hàng tại Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Brunei.
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng CHOICE (Úc) vừa công bố kết quả một cuộc thử nghiệm đáng lo ngại: trong số 20 loại kem chống nắng phổ biến được gắn nhãn SPF 50 hoặc 50+, chỉ có 4 sản phẩm thực sự đạt được mức bảo vệ như công bố.
Mặc dù không phải lần đầu tiên thương hiệu Lululemon trở nên cực kỳ nổi tiếng - chiếc túi đeo thắt lưng của họ liên tục cháy hàng sau khi xuất hiện trong vô số video trên TikTok và Instagram, nhưng lần này một chiếc váy của thương hiệu lại gây tranh cãi.
Trốn khỏi phố thị ồn ào, tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng xa hoa giữa thiên nhiên xanh mướt tại các nông trại cao cấp. Sự kết hợp hoàn hảo giữa tiện nghi hiện đại và vẻ đẹp bình yên đang là xu hướng du lịch mới đầy quyến rũ.
Chuỗi siêu thị FairPrice nổi tiếng của Singapore đang "gây sốt" khi thông báo tung chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn: bán sầu riêng "kampung" chỉ với 1,95 đô Singapore mỗi quả (khoảng 35.000 đồng) tại một số chi nhánh nhất định trong tháng 6/2025.
“Trong vài năm tới, sẽ có một tập đoàn Trung Quốc đủ sức trở thành L'Oréal, Estée Lauder, Shiseido hoặc Amorepacific phiên bản Trung Quốc" - một chuyên gia tư vấn thương hiệu trong các thương vụ mỹ phẩm Trung Quốc vươn ra toàn cầu nhận định.
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng CHOICE (Úc) vừa công bố kết quả một cuộc thử nghiệm đáng lo ngại: trong số 20 loại kem chống nắng phổ biến được gắn nhãn SPF 50 hoặc 50+, chỉ có 4 sản phẩm thực sự đạt được mức bảo vệ như công bố.
Mặc dù không phải lần đầu tiên thương hiệu Lululemon trở nên cực kỳ nổi tiếng - chiếc túi đeo thắt lưng của họ liên tục cháy hàng sau khi xuất hiện trong vô số video trên TikTok và Instagram, nhưng lần này một chiếc váy của thương hiệu lại gây tranh cãi.
Trốn khỏi phố thị ồn ào, tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng xa hoa giữa thiên nhiên xanh mướt tại các nông trại cao cấp. Sự kết hợp hoàn hảo giữa tiện nghi hiện đại và vẻ đẹp bình yên đang là xu hướng du lịch mới đầy quyến rũ.
Chuỗi siêu thị FairPrice nổi tiếng của Singapore đang "gây sốt" khi thông báo tung chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn: bán sầu riêng "kampung" chỉ với 1,95 đô Singapore mỗi quả (khoảng 35.000 đồng) tại một số chi nhánh nhất định trong tháng 6/2025.
“Trong vài năm tới, sẽ có một tập đoàn Trung Quốc đủ sức trở thành L'Oréal, Estée Lauder, Shiseido hoặc Amorepacific phiên bản Trung Quốc" - một chuyên gia tư vấn thương hiệu trong các thương vụ mỹ phẩm Trung Quốc vươn ra toàn cầu nhận định.