Thông tin từ đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương xác định dồn sức cho đầu tư công, tập trung nguồn lực cho các công trình giao thông mang tính trọng điểm, tạo đột phá.
Với các dự án, công trình giao thông mang tính đối ngoại, kết nối vùng, tỉnh Bình Dương tích cực phối hợp với các địa phương triển khai tạo động lực cho sự phát triển. Theo kế hoạch, đến năm 2025 các dự án giao thông quy mô lớn ở Bình Dương sẽ lần lượt đưa vào sử dụng.
Các dự án giao thông mà Bình Dương đang dồn lực thực hiện gồm: Dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 với tổng vốn đầu tư 8.350 tỷ đồng; Dự án xây dựng hầm chui ngã 5 Phước Kiến, tổng mức đầu tư 1.147 tỷ đồng; Dự án cải tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến Mỹ Phước Tân Vạn, ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743 với tổng mức đầu tư 7.258 tỷ đồng; Dự án Đầu tư đồng bộ hạ tầng ĐT 741 với mức đầu tư 442 tỷ đồng.
Dự án Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng với mức đầu tư 4.893 tỷ đồng; Dự án cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai với mức đầu tư 491 tỷ đồng; Dự án đường từ cầu vượt Sóng Thần đến Phạm Văn Đồng nối Bình Dương và TPHCM với tổng mức đầu tư khoảng 1.769 tỷ đồng; Dự án Nút giao Sóng Thần tổng mức đầu tư 3.800 tỷ đồng; Dự án mở rộng đường An Bình nối Bình Dương và TPHCM với mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng.
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1) tổng mức đầu tư 18.923 tỷ đồng; Dự án đường Vành đai 4 TPHCM (giai đoạn 1) tổng mức đầu tư 15.886 tỷ đồng; Dự án Cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (giai đoạn 1) tổng mức đầu tư 35.515 tỷ đồng; Dự án đường Hồ Chí Minh nhánh N2 (giai đoạn 1) tổng mức đầu tư 3.482 tỷ đồng.
Theo báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong năm 2021, Bình Dương là địa phương có kết quả tốt nhất cả nước trong Chỉ số Cơ sở hạ tầng. Chú trọng đầu tư hạ tầng, cùng với cơ chế thông thoáng, giúp tỉnh Bình Dương trở thành “ngôi sao” trong thu hút đầu tư.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương đã thu hút 10.782 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, có 1.101 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký 5.833,6 tỷ đồng; 239 doanh nghiệp điều chỉnh tăng 6.533 tỷ đồng. Toàn tỉnh Bình Dương có 60.748 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký trên 641.370 tỷ đồng.
Bình Dương hiện đứng thứ hai cả nước (sau TPHCM) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với gần 39,7 tỷ USD, chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.