Theo báo cáo của Thanh tra Sở xây dựng tỉnh Bình Dương, năm 2022, cơ quan chức năng đã phát hiện 48 trường hợp xây dựng không phép, hai trường hợp xây dựng sai phép và nhiều hành vi vi phạm khác.
Đơn vị này đã tham mưu UBND tỉnh và Chánh Thanh tra Sở xây dựng ban hành 63 quyết định xử phạt với gần 7 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, đội Thanh tra xây dựng đã phối hợp với UBND các huyện thị, thành phố kiểm tra phát hiện 247 trường hợp xây dựng không phép, 132 trường hợp sai phép và nhiều trường hợp vi phạm khác. Qua đó, UBND các địa phương cũng đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng qui định.
Riêng các huyện thị xã, thành phố đã thực hiện kiểm tra phát hiện 393 trường hợp xây dựng không phép, 232 trường hợp sai phép và nhiều vi phạm khác. Các địa phương đã ban hành 716 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hơn 9 tỉ đồng.
Còn riêng quý 1 năm 2023, các đơn vị chức năng của tỉnh Bình Dương đã phát hiện 254 trường hợp xây dựng không phép và nhiều vi phạm khác. Các đơn vị đã ban hành 257 quyết định xử phạt với hơn 8 tỉ đồng.
Theo ghi nhận, mặc dù các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, nhưng tình hình xây dựng không phép trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn đang diễn ra phức tạp.
Đặc biệt, tình trạng xây dựng hàng loạt ngôi nhà liền kề trên đất nông nghiệp, xây dựng các khu nhà xưởng trong khu dân cư vẫn đang tràn lan. Mặc dù, cơ quan chức năng có lập biên bản xử lý, ra quyết định xử phạt nhưng việc cưỡng chế tháo dỡ các công trình không phép vẫn chưa nhiều. Chính vì thế, các công trình xây dựng không phép vẫn ngang nhiên tồn tại.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.