UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã có kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị trong giai đoạn 2021 – 2030.
Trước đó, kỳ họp thứ 15 – HĐND tỉnh Bình Dương khoá IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã thông qua chủ trương đầu tư dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT 746, ĐT 747B và ĐT 743, theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng vốn đầu tư là 9.623 tỷ đồng.
Quy mô dự án gồm 4 tuyến đường. Trong đó, đường Mỹ Phước - Tân Vạn đoạn từ Km0+000 đến Km62+430 và đoạn vuốt vào đường ĐT743A sẽ xây dựng 6 cầu vượt trên tuyến chính, 6 hầm chui trên tuyến chính, 15 hầm chui ngang, 28 cầu vượt dành cho người đi bộ, 7 đường gom dân sinh, duy tu sửa chữa mặt đường lớn bị sụt lồi, hằn lún và xây dựng trạm thu phí An Phú. Thời gian thu phí để hoàn vốn cho dự án sẽ là 30 năm.
Vừa qua, sau khi tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Bình Dương đã tiến hành khởi công xây dựng 2 cầu vượt trên tuyến đường ĐT743, đoạn tại ngã tư 550 và nút giao An Phú.
Ngoài ra, Bình Dương sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng giao thông, phát triển đô thị, thành phố thông minh, công nghệ thông tin.
Tập trung thực hiện hiệu quả, quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhất là các thủ tục đầu tư đường Vành đai 3, Vành đai 4 và cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, dự án cải tạo quốc lộ 13, dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông (dự án O&M) trên các tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B, ĐT743, phối hợp nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1.
Tỉnh Bình Dương cũng sẽ có phương án mua lại một số trạm thu phí BOT rồi xoá bỏ, xây dựng một số cầu vượt bằng thép, hầm chui tại các nút giao để giải quyết ùn tắc giao thông.
Xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, cắt giảm, điều chuyển vốn hợp lý giữa các công trình phù hợp trong tình hình mới; tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, công trình có tính động lực và lan tỏa, như tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, các dự án cải tạo chống ùn tắc giao thông, các dự án của đề án thành phố thông minh.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.
Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tại TP.HCM, dọc tuyến Metro số 2 sẽ có ba khu "đất vàng" được quy hoạch theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD).