Trả lời câu hỏi của phóng viên về đề xuất ngành điện giảm tiếp 10-30% để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn nặng nề vì Covid-19 nữa hay không, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ này sẽ làm việc với EVN, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước - chủ sở hữu EVN, để tính toán và đưa ra phương án nếu có.
"Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang chịu tác động lớn hiện nay, chắn chắn sẽ không có chuyện tăng giá điện. Còn giảm thêm hay không sẽ cần tính toán và làm việc kỹ với các bên liên quan. Nếu làm được gì chúng tôi sẽ thực hiện, đặc biệt như giá điện, nếu giảm được sẽ rất tốt "- ông Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Trước đó, để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, ngành điện đã có 5 lần giảm giá với tổng số tiền hơn 16.500 tỷ đồng.
Theo ông Trần Tuệ Quang- Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), công tác điều hành giá bán điện trong thời gian qua được thực hiện theo đúng quy định của Luật Điện lực và Quyết định của Thủ tướng (Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ bình quân; Quyết định số 34/2017 về mức bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016-2020, Quyết định 28/2014 quy định về cơ cấu giá bán lẻ điện).
Về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan của các thông số đầu vào sản xuất kinh doanh điện của tất cả các khâu trong ngành điện, bao gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, quản lý ngành.
Đối với cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm, Đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh theo biến động của các thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện.
Trong thời gian qua, giá bán điện bình quân được thực hiện điều chỉnh theo đúng các quy định hiện hành, góp phần đảm bảo tài chính cho ngành điện để đầu tư, phát triển các công trình điện đáp ứng cung cấp nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
“Trong năm 2021 và 2022, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện Quyết định 24/2017 của Thủ tướng và sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành điện theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh điện, biến động phụ tải hệ thống điện cũng như các thông số đầu vào của tất cả các khâu như khâu truyền tải điện, quản lý ngành, để thực hiện giá điện theo đúng quy định về điều chỉnh giá bán điện theo quy định,” ông Trần Tuệ Quang nói.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.