Thứ tư, 27/11/2024

"Bóng dáng" Văn Phú Invest tại hai khu đô thị Đại Phước hơn 15 nghìn tỷ đồng tại Đồng Nai

24/02/2024 4:08 PM (GMT+7)

Theo hồ sơ đăng ký thực hiện hai dự án tại khu đô thị du lịch Đại Phước (tỉnh Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư hơn 15 nghìn tỷ đồng, có đến 6 doanh nghiệp đăng ký tham dự. Trong các doanh nghiệp này, "bóng dáng" của Văn Phú Invest hiện lên khá rõ nét.

Cụ thể, với dự án khu đô thị du lịch Đại Phước River (Đại Phước River; tọa lạc tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch), đây là dự án có quy mô 49,79ha, vốn đầu tư gần 6,9 nghìn tỷ đồng, trong đó gồm chi phí thực hiện gần 6,416 tỷ đồng, chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư 472 tỷ đồng.

Có 1 nhà đầu tư đăng ký tham dự thực hiện là liên doanh gồm 4 doanh nghiệp: Công ty CP Đầu tư Hà Phú Riverland, Công ty Thương mại - Đầu tư Xây dựng Thành Lợi (TNHH), Công ty CP HB Grand Land và Công ty CP đầu tư G7 – Invest.

"Bóng dáng" Văn Phú Invest tại hai khu đô thị Đại Phước hơn 15 nghìn tỷ đồng tại Đồng Nai- Ảnh 1.

Vị trí khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước. Nguồn: Bộ Xây dựng

Còn dự án khu đô thị du lịch Đại Phước (Phong Phú Riverside; tọa lạc tại xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch), dự án này có quy mô 75,47ha, vốn đầu tư gần 8,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi phí thực hiện gần 7,778 tỷ đồng, chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư hơn 710 tỷ đồng.

Tại Quyết định 31/QĐ-UBND phê duyệt năng lực của nhà đầu tư khu đô thị Phong Phú Riverside, Đồng Nai yêu cầu vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư phải thu xếp là 1.166 tỷ đồng. Có lẽ bởi quy định này, chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký tham dự là liên danh 4 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Đầu tư Phong Phú, Công ty Thương mại - Đầu tư Xây dựng Thành Lợi - TNHH, Công ty CP HB Grand Land và Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc An Phú.

"Bóng dáng" Văn Phú Invest tại các liên danh

Tại Dự án Đại Phước River, "bóng dáng" của Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) xuất hiện khá rõ tại các DN thuộc liên danh đầu tư vào dự án.

Chẳng hạn, với Hà Phú Riverland, DN này được ghi nhận là công ty liên kết trong báo cáo tài chính của Văn Phú Invest. Theo tìm hiểu, Hà Phú Riverland được thành lập vào năm 2021, có trụ sở tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hà Phú Riverland có số vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng, được góp bởi ba cổ đông: Công ty TNHH Thương mại - Đầu tư Xây dựng Thành Lợi (tỷ lệ sở hữu 40%), Công ty TNHH Kamala World Nhơn Trạch (tỷ lệ sở hữu 29,4%) và Văn Phú Invest (tỷ lệ sở hữu 30,6%).

Ngày 13/12/2023, Hà Phú Riverland đã tăng vốn điều lệ lên mức 300 tỷ đồng. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Văn Phú Invest ghi nhận, doanh nghiệp vẫn duy trì tỷ lệ vốn nắm giữ trực tiếp tại Hà Phú Riverland là 30%.

Trong kỳ kinh doanh quý IV/2023, Văn Phú Invest phát sinh giao dịch góp vốn trị giá 15 tỷ đồng vào công ty liên kết này.

Nhà đầu tư tiếp theo là Thành Lợi, doanh nghiệp được thành lập năm 2006, có trụ sở tại phường Ninh Xá, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đáng chú ý, Thành Lợi cũng là một đối tác của Văn Phú Invest. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 của Văn Phú Invest cho thấy, Thành Lợi đang cho Văn Phú vay một khoản dài hạn trị giá 550 tỷ đồng và sẽ đáo hạn cả gốc lẫn lãi vào tháng 7/2025.

Một doanh nghiệp khác cũng liên quan tới Văn Phú Invest là G7 – Invest. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp được thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại Hà Nội.

Trong lần thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gần nhất vào tháng 5/2021, G7 – Invest đã tăng vốn đột biến gấp hơn 16 lần, từ mức 14 tỷ đồng lên mức 230 tỷ đồng. Được biết biết, G7 – Invest là một trong những cái tên từng xuất hiện trong "profile" của Chủ tịch Văn Phú Invest Tô Như Toàn khi báo cáo quản trị của Văn Phú Invest từ năm 2015 đến năm 2020 ghi nhận, ông Tô Như Toàn là thành viên HĐQT của G7 – Invest.

Doanh nghiệp cuối cùng trong liên danh là HB Grand Land. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp bất động sản này được thành lập năm 2019, có trụ sở tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Theo đó, HB Grand Land hiện có vốn điều lệ 950 tỷ đồng, do ba cá nhân góp gồm ông Lê Tùng Hoa 71%, ông Nguyễn Thế Hùng 17%, bà Phan Vinh Thủy 12%. Doanh nghiệp hiện do ông Hùng làm Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

Tương tự, tại dự án Phong Phú Riverside, cũng có duy nhất 1 liên danh gồm 4 doanh nghiệp đăng ký thực hiện, gồm: Công ty CP Đầu tư Phong Phú, Công ty Thương mại - Đầu tư xây dựng Thành Lợi - TNHH, Công ty CP HB Grand Land và Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc An Phú.

Trong số 4 DN này, cũng có 3 cái tên có "dây mơ rễ má" với Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI).

Cụ thể, Công ty CP Đầu tư Phong Phú thành lập 2019, trụ sở tại TP.HCM. Vốn điều lệ 150 tỷ đồng, các cổ đông sáng lập gồm ông Trần Minh Việt (giữ chức Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật) nắm 51,27% vốn, ông Trịnh Thanh Phong nắm 47,18% vốn và ông Phan Huy Tuân nắm 1,55% vốn.

Tháng 11/2019, Công ty nâng vốn lên 625 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố. Tháng 5/2020, công ty đổi chức Tổng Giám đốc sang ông Nguyễn Hồng Phong. Tuy nhiên, theo BCTC của VPI, tính đến cuối năm 2023, VPI đang nắm 30% vốn tại Đầu tư Phong Phú.

Công ty Thương mại - Đầu tư Xây dựng Thành Lợi - TNHH và Công ty CP HB Grand Land cũng là 2 doanh nghiệp nằm trong liên doanh đăng ký quan tâm dự án Đại Phước River ở trên.

Trong khi đó, tại Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc An Phú, đây là DN có tiền thân là Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Văn Phú, từng là công ty liên kết của VPI nắm 43,9% vốn. Tuy nhiên, đến năm 2021, VPI đã hoàn tất thoái vốn doanh nghiệp này.

Văn Phú – Invest làm ăn ra sao?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý IV/2023 là 134,5 tỷ đồng - giảm hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2022 (760,2 tỷ đồng). Tuy nhiên, nhờ giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ ghi nhận âm 14,1 tỷ đồng, lợi nhuận gộp trong quý IV của doanh nghiệp ghi nhận 148,7 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VPI trong quý IV/2023 ghi nhận vỏn vẹn 19,3 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/10 con số cùng kỳ năm 2022 (203 tỷ đồng).

Chốt quý IV/2023, lợi nhuận sau thuế của Văn Phú - Invest ghi nhận 24,9 tỷ đồng - chỉ bằng 1/5 so với quý IV/2022 (133,2 tỷ đồng).

Nếu tính cả năm 2023, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của VPI ghi nhận 1.876 tỷ đồng, giảm 276 tỷ đồng so với năm trước đó. Tuy nhiên, nhờ giá vốn giảm còn 566 tỷ đồng, lợi nhuận gộp vẫn đạt 1.310 tỷ đồng, cao hơn năm 2022 (1.166 tỷ đồng).

Lợi nhuận sau thuế là 463 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 492 tỷ đồng của năm 2022. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát vẫn âm 45,9 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Văn Phú Invest đã ghi nhận âm 754 tỷ đồng trong năm 2023.

Tổng tài sản của Văn Phú Invest tính tới thời điểm 31/12/2023 là gần 12.532 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn ghi nhận 6.130 tỷ đồng, khoản tiền mặt giảm từ 488,4 tỷ đồng xuống còn 195,6 tỷ đồng.

Trong năm 2023, các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp đã giảm 334 tỷ đồng còn 2.180 tỷ đồng. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng thêm 14 tỷ đồng, từ 60 tỷ đồng lên 74 tỷ đồng. Đáng chú ý, hàng tồn kho của Văn Phú - Invest đã tăng vọt trong năm 2023, từ 1.925 tỷ đồng từ đầu năm lên đến 3.701 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng tài sản.

Khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm 2023 tăng thêm 1.216 tỷ đồng lên 8.553 tỷ đồng, đưa hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,14 lần. Nguyên nhân do khoản nợ ngắn hạn tăng thêm 1.288 tỷ đồng lên 3.924 tỷ đồng chỉ trong 1 năm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Còn lại bao nhiêu vốn tín dụng dự kiến cho cả nền kinh tế vào cuối năm?

Ước tính gần 670.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bơm vào nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm này để hỗ trợ tăng trưởng GDP theo kế hoạch do Ngân hàng Nhà nước đặt ra hồi đầu năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm do được hưởng lợi nhiều nhất từ lãi suất thấp và nền kinh tế tăng trưởng mạnh.

Nhân vật 'tiền điện tử' ở Mỹ mạnh tay với canh bạc sau khi được ông Trump lựa chọn?

Nhân vật 'tiền điện tử' ở Mỹ mạnh tay với canh bạc sau khi được ông Trump lựa chọn?

Ông Howard Lutnick, người vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ chọn làm Bộ trưởng Thương mại thời Trump 2.0, đang mạo hiểm nhảy vào lĩnh vực cho vay được hỗ trợ bằng tiền điện tử.

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Bất động sản, Bitcoin, hay kênh nào hút vốn từ chứng khoán?

Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Chính Bitcoin mới là giới hạn của Bitcoin?

Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.