Các nước Châu Á đạt được thỏa thuận thuế với ông Trump: Định hình lại sản xuất, nhà đầu tư nhẹ nhõm
V.N (Theo Bloomberg)
23/07/2025 6:40 PM (GMT+7)
Sau nhiều tháng bất ổn, các thỏa thuận thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang mang lại sự rõ ràng hơn về cục diện thương mại mới cho khu vực sản xuất lớn nhất thế giới – châu Á.
Ngày 22/7, ông Trump thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản, áp thuế 15% đối với hàng nhập khẩu từ nước này, bao gồm cả ô tô – mặt hàng chiếm phần lớn trong thâm hụt thương mại song phương.
Một thỏa thuận riêng biệt với Philippines áp mức thuế 19%, tương đương với mức Indonesia đã chấp nhận và chỉ thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức cơ bản 20% của Việt Nam – cho thấy phần lớn Đông Nam Á có khả năng cũng sẽ chịu mức thuế tương tự.
“Chúng ta đang sống trong một thời kỳ bình thường mới, nơi mà mức 10% đã trở thành mức sàn, nên mức 15% hay 20% cũng không quá tệ nếu ai cũng bị như thế” - bà Trinh Nguyen, chuyên gia kinh tế cấp cao phụ trách châu Á mới nổi tại Natixis, nhận định. Ở mức thuế 15–20%, các công ty Mỹ vẫn thấy có lợi nhuận khi nhập khẩu từ nước ngoài thay vì sản xuất trong nước, bà nói thêm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết sẽ gặp các đối tác Trung Quốc tại Stockholm vào tuần tới, trong vòng đàm phán thứ ba nhằm gia hạn lệnh đình chiến thuế quan và mở rộng thảo luận.
Điều này cho thấy quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần ổn định, sau khi Mỹ gần đây nới lỏng các hạn chế liên quan đến chip và Trung Quốc nối lại xuất khẩu đất hiếm.
Khi tổng hợp tất cả lại, một mức độ dự báo nhất định cuối cùng cũng xuất hiện sau sáu tháng bị đe dọa thuế quan, mà có lúc đã khiến mức thuế với Trung Quốc tăng tới 145% và gần 50% với một số nước xuất khẩu châu Á nhỏ hơn.
Các nhà đầu tư hoan nghênh động thái này, khiến cổ phiếu châu Á tăng mạnh nhất trong vòng một tháng. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 3,8%, trong đó cổ phiếu Toyota Motor vọt gần 15% và dẫn đầu đà tăng.
Tuy nhiên, dù những thỏa thuận mới giúp xoa dịu phần nào, vẫn còn nhiều câu hỏi lớn chưa được giải đáp.
Chính quyền Trump vẫn đang cân nhắc áp thuế theo ngành đối với các mặt hàng như chất bán dẫn và dược phẩm – những lĩnh vực then chốt đối với các nền kinh tế châu Á như Singapore, Đài Loan và Ấn Độ – các nền kinh tế mà Mỹ chưa công bố mức thuế hoặc thỏa thuận cụ thể.
Hàn Quốc cũng chịu rủi ro cao hơn từ các mức thuế theo ngành, dù thỏa thuận với Nhật Bản có thể là khuôn mẫu cho tân Tổng thống Lee Jae Myung.
Trong lúc ông Trump đẩy nhanh đàm phán với các quốc gia chiếm phần lớn thâm hụt thương mại Mỹ, ông cũng nói rằng có thể áp mức thuế chung từ 10–15% đối với khoảng 150 nước nhỏ hơn.
Khi mức thuế dần ổn định, các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng phức tạp khắp châu Á và còn phụ thuộc vào người tiêu dùng Mỹ giờ đây có thể bắt đầu tính toán lại để chuyển hướng hoạt động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến doanh số.
Cũng như cuộc chiến thương mại lần đầu năm 2018, các tuyên bố thuế quan lần này nhiều khả năng sẽ thúc đẩy các công ty tiếp tục chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Mức thuế trung bình mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải chịu vẫn cao nhất khu vực, và áp lực tiếp tục từ Nhà Trắng đối với tham vọng công nghệ và thương mại của Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự ổn định ở nơi khác.
Các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề từ lâu đã cảnh báo rằng sự bất định gây hại cho đầu tư hơn cả mức thuế. Ngành sản xuất tại khu vực ASEAN đang chứng kiến sự suy yếu rõ rệt nhất kể từ tháng 8/2021, theo chỉ số PMI của S&P, do đơn hàng mới giảm mạnh, sa thải lao động lớn và hoạt động mua hàng yếu đi.
Xu hướng đẩy mạnh giao hàng từ châu Á sang Mỹ để tránh các mức thuế mới dự kiến sẽ chậm lại khi biểu thuế mới chính thức có hiệu lực.
Dù mức thuế cho các nước Đông Nam Á và 15% với Nhật Bản thấp hơn một số đe dọa trước đây của ông Trump, thực tế là chúng vẫn cao hơn nhiều so với trước khi ông nhậm chức.
Các thỏa thuận mới nhất “tiếp tục xu hướng đưa mức thuế tiến gần hơn đến khoảng 15%–20% mà Tổng thống Trump gần đây cho biết là mức ông muốn áp dụng phổ biến, thay vì mức 10% hiện tại,” theo các nhà phân tích của Barclays do ông Brian Tan đứng đầu.
Điều này làm gia tăng rủi ro suy giảm tăng trưởng GDP ở châu Á, họ nhận định.
Đối với người tiêu dùng Mỹ – những người đến nay vẫn chưa bị tác động trực tiếp bởi thuế quan – các nhà kinh tế cảnh báo sẽ có sự ảnh hưởng dần dần trong vài tháng tới. Các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs hiện dự đoán mức thuế “đối ứng” cơ bản của Mỹ sẽ tăng từ 10% lên 15% – một kết quả có thể khiến lạm phát tăng và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết ông muốn chờ xem mức thuế cuối cùng là bao nhiêu và tác động ra sao đến nền kinh tế trước khi cắt giảm lãi suất – điều này khiến ông Trump không hài lòng.
Trước mắt, ông Trump coi đây là một thắng lợi trong thương mại, và các nhà đầu tư dường như phần nào cảm thấy nhẹ nhõm.
Sau nhiều tháng bất ổn, các thỏa thuận thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang mang lại sự rõ ràng hơn về cục diện thương mại mới cho khu vực sản xuất lớn nhất thế giới – châu Á.
Hơn 5,2 triệu bể bơi nổi trên mặt đất được bán ra tại Mỹ và Canada trong hai thập kỷ qua đang bị thu hồi sau khi có báo cáo về 9 ca trẻ em tử vong do đuối nước.
Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi đang nóng lên tại Hà Nội, khi 7-Eleven của Nhật Bản gia nhập thị trường để cạnh tranh với chuỗi GS25 của Hàn Quốc và Circle K, một đối thủ mới gia nhập thị trường.
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), luật thuế và chi tiêu mới được Tổng thống Donald Trump ban hành gần đây sẽ làm tăng thêm 3,4 nghìn tỷ USD vào thâm hụt ngân sách của Mỹ trong một thập kỷ và khiến hàng triệu người không được bảo hiểm y tế.
Đây là vòng đời kinh điển trong thế giới kinh doanh Trung Quốc. Một công nghệ hoặc sản phẩm tiềm năng xuất hiện. Hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ồ ạt lao vào đầu tư, tìm kiếm cơ hội. Họ tăng tốc sản xuất và giảm giá thành.
Vừa rẻ, có công nghệ cao, lại dễ mua và được quảng cáo rầm rộ, sản phẩm Trung Quốc ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á, nhiều thương hiệu thậm chí thống lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sau nhiều tháng bất ổn, các thỏa thuận thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang mang lại sự rõ ràng hơn về cục diện thương mại mới cho khu vực sản xuất lớn nhất thế giới – châu Á.
Hơn 5,2 triệu bể bơi nổi trên mặt đất được bán ra tại Mỹ và Canada trong hai thập kỷ qua đang bị thu hồi sau khi có báo cáo về 9 ca trẻ em tử vong do đuối nước.
Cuộc chiến cửa hàng tiện lợi đang nóng lên tại Hà Nội, khi 7-Eleven của Nhật Bản gia nhập thị trường để cạnh tranh với chuỗi GS25 của Hàn Quốc và Circle K, một đối thủ mới gia nhập thị trường.
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), luật thuế và chi tiêu mới được Tổng thống Donald Trump ban hành gần đây sẽ làm tăng thêm 3,4 nghìn tỷ USD vào thâm hụt ngân sách của Mỹ trong một thập kỷ và khiến hàng triệu người không được bảo hiểm y tế.
Đây là vòng đời kinh điển trong thế giới kinh doanh Trung Quốc. Một công nghệ hoặc sản phẩm tiềm năng xuất hiện. Hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà sản xuất Trung Quốc sẽ ồ ạt lao vào đầu tư, tìm kiếm cơ hội. Họ tăng tốc sản xuất và giảm giá thành.
Vừa rẻ, có công nghệ cao, lại dễ mua và được quảng cáo rầm rộ, sản phẩm Trung Quốc ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á, nhiều thương hiệu thậm chí thống lĩnh thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.