HoREA kiến nghị doanh nghiệp bảo hiểm nên được đầu tư bất động sản...
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại hội trường. Theo dự thảo, doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm... không được kinh doanh bất động sản.
Tại kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải thích, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cho phép doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
Nghĩa là Luật này không cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản trực tiếp mà phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh về bất động sản.
"Do đó, để đảm bảo thống nhất giữa luật về bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, dự thảo luật sửa đổi lần này đã bỏ quy định về cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được dùng vốn nhàn rỗi để kinh doanh bất động sản" - ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội, giải thích thêm.
Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này, Hiệp Hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có kiến nghị gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng các ban ngành của Quốc hội. Trong văn bản này, HoREA cho rằng, việc không cho doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản là đúng nhưng nên cho phép đầu tư bất động sản.
Bởi lẽ, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị "Về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế" đã đặt ra các mục tiêu. Trong đó, đến 2035 nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 20% - 30% tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn; đến 2045 nguồn vốn này chiếm 30% - 50% tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn và quyết định nhiệm vụ, giải pháp "Hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế".
"Do vậy, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 150 "Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)" quy định doanh nghiệp bảo hiểm "không được phép đầu tư bất động sản" là chưa phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị", HoREA nhấn mạnh.
Để hài hoà, HoREA nhận thấy rất cần thiết cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản (nhưng không được thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản).
"Nguồn vốn bảo hiểm cũng là một nguồn vốn xã hội hóa rất lớn cần được khai thác, sử dụng hiệu quả sẽ bổ sung thêm một nguồn vốn đầu tư, góp phần chia sẻ bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng", đại diện HoREA nêu quan điểm.
Hơn nữa, HoREA cũng cho rằng, việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào lĩnh vực bất động sản vẫn đảm bảo phù hợp với quy định không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để kinh doanh bất động sản.
Nguyên nhân do khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản, nên doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được trực tiếp kinh doanh bất động sản mà chỉ được đầu tư vốn và được phân chia lợi nhuận (hoặc chịu lỗ) theo hợp đồng góp vốn đầu tư.
Về mức vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, HoREA nhận thấy quy định doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư tài chính, góp vốn vào lĩnh vực bất động sản với mức tối đa 10% đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tối đa 20% đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP là phù hợp.
Sau khi có báo cáo về việc đến 700 căn nhà không phép nằm trên đất thu hồi phục vụ dự án cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Tân - ông Phan Lê Việt Cường, bất ngờ xin nghỉ việc.
Thị trường văn phòng tại TP.HCM ghi nhận tỷ lệ để trống đến 18% trong quý III năm nay, là mức cáo nhất trong 12 năm qua.
TS. Cấn Văn Lực nhận định thị trường bất động sản hiện nay không hề khủng hoảng mà đây là khó khăn chung của thế giới. Nếu có thì chỉ “khủng hoảng niềm tin” chứ không phải “khủng hoảng thị trường”.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, 8 dự án BOT vỡ phương án tài chính là do có thêm các tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng song hành dẫn đến lưu lượng phương tiện lưu thông dòng tiền bị chia sẻ làm ảnh hưởng dự án.
Sau 4 tháng triển khai việc gỡ vướng, TP.HCM chỉ có hơn 3.800 nhà ở được cấp sổ hồng. Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ đốc thúc các đơn vị sớm giải quyết sổ hồng cho hơn 77.000 nhà ở còn lại.
Sai lầm của nhiều người mua căn nhà chung cư là không cân nhắc giá trị của cơ ngơi nếu sau này có dự định bán lại. Dưới đây là những tiêu chí bạn nên tham khảo khi muốn mua dự án chung cư để ở hoặc bán lại sinh lời.