Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai (QLDA) ngày 16-9 cho biết, sau khi thống nhất với các nhà thầu, ban này đã đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai chấm dứt, thanh lý hợp đồng 6 gói thầu tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn.
Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn là khu đất được xây dựng để bồi thường, tái định cư cho các hộ dân nằm trong dự án sân bay Long Thành, có diện tích hơn 280 héc ta do Ban QLDA tỉnh làm chủ đầu tư. Tại khu tái định cư có 11 gói thầu công trình xã hội gồm 8 trường học (từ mầm non đến trung học cơ sở), 1 chợ, 1 trung tâm văn hóa và trụ sở UBND xã.
Năm 2021, các công trình này lần lượt được khởi công, song đến nay chỉ có 2 công trình (trường mầm non và trụ sở UBND xã) đã hoàn thành; 3 công trình khác thi công đạt hơn 80% khối lượng. 6 gói thầu còn lại (4 trường học, 1 chợ và 1 trung tâm văn hóa) mới chỉ hoàn thành khoảng 15% phần việc và đã ngừng thi công trong nhiều tháng qua. Đây là những gói thầu mà các bên thống nhất chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
Nguyên nhân các gói thầu bị chậm tiến độ được lý giải do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, nhà thầu không bố trí đủ nguồn lực, thi công cầm chừng, thiếu hợp tác cùng ngành chức năng…
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Ban QLDA tỉnh phải cam kết hoàn thành 6 gói thầu này trong quí 2 năm 2023, đồng thời cập nhật tiến độ để điều chỉnh dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành. Ngoài ra, trong báo cáo (số 223/BC-UBND) của UBND tỉnh Đồng Nai gửi Thủ tướng Chính phủ, tỉnh cũng thống nhất chủ trương thanh lý hợp đồng các gói thầu nêu trên.
Ban QLDA tỉnh Đồng Nai cho biết, khi thông báo cắt hợp đồng với các nhà thầu, địa phương sẽ báo cáo, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấm các đơn vị này không được tham gia bất cứ gói thầu nào trên địa bàn Đồng Nai từ nay về sau.
Hiện Ban QLDA tỉnh Đồng Nai đang huy động lực lượng kiểm kê khối lượng thi công đã hoàn thành và đánh giá lại các gói thầu được đề xuất chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng với các chủ thầu, ban sẽ chốt khối lượng hoàn thành, cập nhật dự toán và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện khối lượng còn lại.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc