Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hồ Thị Ngọc Lan nhận Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý từ Cục Sở hữu trí tuệ
Tham dự hội thảo có Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) - Trần Lê Hồng; Giám đốc Sở KH&CN - Nguyễn Minh Hải; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hồ Thị Ngọc Lan; Phó Giám đốc Sở Công Thương - Trần Thanh Toản; đại diện Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK, đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã có tham gia sản xuất, xuất khẩu chanh không hạt.
Chanh không hạt là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh Long An
Chanh không hạt là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Bến Lức và các vùng lân cận. Hiện nay, diện tích trồng chanh không hạt trên địa bàn tỉnh Long An đạt trên 10.000ha, trong đó huyện Bến Lức chiếm trên 60%.
Giám đốc Sở KH&CN - Nguyễn Minh Hải khẳng định, việc triển khai xây dựng Chỉ dẫn địa lý "Bến Lức - Long An" cho quả chanh không hạt của tỉnh Long An là chủ trương đúng đắn, kịp thời của tỉnh Long An nhằm bảo vệ uy tín, chất lượng cho quả chanh không hạt của tỉnh.
Sau hơn 2 năm triển khai, thực hiện đề tài "Tạo lập, quản lý và quảng bá Chỉ dẫn địa lý "Bến Lức - Long An" cho quả chanh không hạt tỉnh Long An" do Cử nhân Đào Phương Hạnh là chủ nhiệm nhiệm vụ, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK là đơn vị chủ trì thực hiện, đến nay quả chanh không hạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận "Bến Lức - Long An".
Logo nhận diện chỉ dẫn địa lý chanh không hạt Bến Lức - Long An
Chỉ dẫn địa lý "Bến Lức - Long An" cho quả chanh không hạt chỉ là bước khởi đầu. Thời gian tới, Sở KH&CN sẽ phối hợp các cơ quan, tổ chức quản lý Chỉ dẫn địa lý là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Bến Lức, Sở Công Thương tiếp tục xây dựng các chính sách, hướng dẫn chuyên môn nhằm tạo điều kiện để các tổ chức, người sản xuất, kinh doanh có thể sử dụng Chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Minh Hải và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hồ Thị Ngọc Lan trao quyết định cho 3 đơn vị đạt điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý
Theo Quyết định số 173/QĐ-SNN, ngày 15/3/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Bến Lức - Long An" cho quả chanh không hạt của tỉnh Long An, có 3 đơn vị đạt điều kiện sử dụng gồm Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bến Lức (trụ sở tại xã Lương Hòa, khu vực địa lý sản xuất chanh gồm huyện Bến Lức, Thủ Thừa); Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ (trụ sở tại TP.Cần Thơ, khu vực địa lý sản xuất chanh gồm huyện Bến Lức, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa); Công ty TNHH XNK Hoàng Kim Việt Nam - chi nhánh Long An (trụ sở tại xã Thạnh Lợi, khu vực địa lý sản xuất chanh gồm trên địa bàn huyện Bến Lức).
Chanh không hạt của Công ty TNHH MTV The Fruit Republic Cần Thơ sử dụng Chỉ dẫn địa lý chanh không hạt Bến Lức - Long An
Tại Long An, tính đến tháng 6/2024 có 3 sản phẩm có Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý gồm sản phẩm thanh long Châu Thành - Long An, khoai mỡ Bến Kè Thạnh Hóa, chanh không hạt Bến Lức - Long An; 4 nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm gồm thanh long Châu Thành Long An, nếp Thủ Thừa Long An, khoai mỡ Bến Kè Thạnh Hóa và chanh không hạt Bến Lức - Long An.
Theo báo Long An
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.