Chị em làm đẹp đón Tết, nghề “cầm đầu thiên hạ” hốt bạc triệu
Gia Linh
08/01/2025 4:15 PM (GMT+7)
Đến hẹn lại lên, việc tân trang mái tóc là nhu cầu làm đẹp không thể thiếu của nhiều chị em vào dịp Tết. Đón lượng khách khủng, nhiều cửa tiệm, salon tóc có thể hốt bạc triệu mỗi ngày.
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều chị em (văn phòng, nội trợ…) đang có nhu cầu tân trang mái tóc đón Tết. Điều này khiến các cửa tiệm, salon tóc trở nên đông đúc, tấp nập. Qua đó, mùa cao điểm của ngành làm đẹp được ví von như nghề “cầm đầu thiên hạ” đã chính thức khởi động.
Chị Vũ Thị Nga (kinh doanh nội thất tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết mình đang sắp xếp công việc cuối năm để dành thời gian đi “tút tát” lại mái tóc. Mỗi năm, chị Nga chỉ thường làm tóc một lần vào dịp Tết để hạn chế hoá chất làm hư tổn tóc.
“Tôi đã chuẩn bị sẵn 2- 3 triệu dự trù chi phí làm tóc rồi. Cả năm làm lụng vất vả, Tết đến Xuân về là dịp để tôi đầu tư, tân trang lại diện mạo của bản thân. Tết năm nay tôi muốn uốn xoăn và nhuộm màu để nhìn mình trẻ trung, sang trọng hơn. Sợ Tết đông đúc nên tôi đã đặt lịch trước 1 tuần và sẽ đến salon lúc vừa mở cửa để tranh thủ làm cho nhanh, hạn chế chờ đợi”, chị Nga cho hay.
Các cửa tiệm, salo làm tóc vào mùa hốt bạc. Ảnh: Gia Linh
Khảo sát của Thế Giới Tiếp Thị, giá cả dịch vụ làm tóc cũng tuỳ thuộc vào khu vực, chất lượng và độ nổi tiếng của các cửa tiệm. Theo đó, các chuỗi tiệm làm tóc bình dân cho sinh viên có giá dao động chỉ từ 300.000 – 1.000.000 đồng cho các dịch vụ uốn, nhuộm, duỗi…
Trong khi đó, các cửa tiệm có thương hiệu thì có giá cao hơn. Dịch vụ cắt có giá từ 100.000 – 300.000 đồng. Các dịch vụ khác như uốn, nhuộm, duỗi… có giá dao động từ một cho đến vài triệu đồng, tuỳ loại thuốc mà khách hàng lựa chọn.
Ngoài ra, giá cả dịch vụ làm tóc còn phụ thuộc vào vị trí cửa tiệm. Các salo tóc khu vực trung tâm TP.HCM như quận 1, quận 3… thường có giá nhỉnh hơn các khu vực ngoại thành.
Cửa tiệm làm đẹp vào mùa cao điểm
Những ngày qua, nhiều cửa tiệm tóc đang bước vào vụ cao điểm. Một số nơi đông nghẹt khách, thợ phải làm từ ngày đến đêm. Đặc biệt, những ngày cuối tuần lượng khách đổ dồn về khiến các tiệm luôn trong tình trạng đông đúc.
Một số tiệm tóc “có tiếng”, chuỗi salo được quảng bá nhiều trên mạng xã hội… khách đến đông khiến nhân viên phải làm việc không ngừng, thậm chí không kịp ăn trưa. Tình trạng nhân viên phải đến 2 -3 giờ chiều mới được ăn trưa trở nên quá quen thuộc mỗi dịp Tết đến.
Chị em sẵn sàng chi bạc triệu, làm tóc đón Tết. Ảnh: Gia Linh
Chị Thuý Liễu (chủ tiệm tóc tại đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, TP.Thủ Đức) cho biết cuối năm lượng khách tăng gấp 3 - 5 lần ngày thường. Khách hàng ai nấy đều muốn làm đẹp, đầu tư cho bản thân sau một năm làm việc vất vả. Thông thường, lượng khách sẽ bắt đầu đông từ đầu tháng Chạp. Đặc biệt, từ ngày 15 tháng Chạp trở đi là khách hàng đã vào ra liên tục.
"Những năm trước, cận Tết là khách ngồi chờ làm tóc kín các dãy ghế. Chúng tôi phải ưu tiên cho những người đã đặt lịch trước. Rút kinh nghiệm, năm nay chúng tôi đã đăng thông báo trên trang mạng xã hội của tiệm là khách nên đặt lịch trước để được phục vụ tốt hơn. Có thể nói, đây là thời điểm đáng mong chờ nhất trong năm của những người nghề làm đẹp, quyết định doanh thu", chị Liễu cho hay.
Trong khi đó, anh Nguyễn Thịnh - chủ salo Tóc Đẹp tại quận Gò Vấp cho biết lượng khách đến salo của mình bắt đầu đông từ đầu tháng 1/2025. Người này cho biết vì cửa tiệm vẫn giữ giá làm tóc dịp Tết bằng với ngày thường nên lượng khách đổ về khá đông. Để phục vụ khách hàng, anh phải chủ động tuyển thợ phụ để không bị quá tải, bắt khách phải chờ đợi lâu.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.
Một người bán hàng trên Instagram đã rao bán các sản phẩm Louis Vuitton (LV) giả nhưng quảng cáo là hàng thật, đồng thời phớt lờ các thủ tục tố tụng của Tòa án Tối cao Singapore, đã bị buộc phải bồi thường 200.000 đô la Singapore cho thương hiệu thời trang xa xỉ Pháp LV vì vi phạm quyền nhãn hiệu.
Chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản) dự kiến mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.000–1.500 lao động. Kế hoạch mở rộng này thể hiện cam kết lâu dài của AEON tại thị trường Việt Nam.
Thời gian tới, AEON - chuỗi trung tâm thương mại hàng đầu Nhật Bản dự kiến sẽ có thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP.HCM. Trong đó, 2 trung tâm sẽ được mở rộng, phát triển ra các khu vực mới.
Những gói đồ ăn vặt và đồ uống “tí hon” đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các kệ hàng, khi các thương hiệu cố gắng giữ chân người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu bằng các lựa chọn có giá rẻ hơn.