Thứ hai, 25/11/2024

Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn mới

K.N

18/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Quyết định 2161/QĐ-TTg, ngày 22-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành, phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045) nhằm phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình.

Phát triển diện tích

Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27m2 sàn/người, trong đó: Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người; tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người, trong đó: Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 32m2 sàn/người; tại khu vực nông thôn đạt 28m2 sàn/người.

Trước đó, chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 2127/QĐ-TTg, ngày 30-11-2011, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25m2 sàn/người, trong đó đô thị đạt 29m2 sàn/người; nông thôn đạt 22m2 sàn/người; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người. Đồng thời, đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12m2 sàn/người.

Nâng cao chất lượng 

Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, gắn với các dự án phát triển đô thị, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng số. Thiết kế mở rộng không gian tiện nghi chức năng của căn nhà theo hướng phát triển không gian xanh, bền vững, phát thải thấp. Nâng cao chất lượng nhà ở hiện hữu thông qua thúc đẩy áp dụng thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch khi cải tạo và xây dựng đối với nhà riêng lẻ, hộ gia đình; cải tạo xây dựng lại nhà chung cư theo dự án đồng bộ, hiện đại.

Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn mới - Ảnh 1.

Hướng đến nâng cao chất lượng nhà ở cho nhân dân. Ảnh: G.K


Đến năm 2030, phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc đạt 85-90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75-80%. Không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực đô thị; 90% nhà ở trên toàn quốc có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đầu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực (tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc giai đoạn 2011-2020 chỉ đề ra 70%, trong đó tại đô thị đạt trên 75%, tại nông thôn đạt 65%).

Phát triển nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở, như: Người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân... Phát triển nhà ở xã hội theo dự án có vị trí, quy mô gắn với khu vực tập trung nhiều đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội, tại các quỹ đất phát triển nhà ở xã hội (được bố trí trong quy hoạch dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà nhằm đảm bảo công bằng và tăng khả năng tiếp cận hạ tầng đồng bộ và dịch vụ xã hội thiết yếu). Đa dạng hóa nguồn cung nhà ở xã hội thông qua việc bổ sung thêm các hình thức phát triển nhà ở xã hội phù hợp với thực tiễn; cơ chế ưu đãi về đầu tư, đất đai, tài chính, thuế... Trong đó, tập trung đẩy mạnh khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở để cho thuê.

Phát triển nhà ở thương mại

Phát triển nhà ở thương mại theo dự án, gắn với phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở chung cư cao tầng hiện đại, thân thiện với môi trường, phát thải thấp, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở, đảm bảo kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng. Phát triển đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp. Trong đó, tăng tỷ trọng nhà ở thương mại có diện tích trung bình và giá cả hợp lý (thông qua thị trường bất động sản nhà ở) và chính sách khuyến khích của nhà nước. Nhà nước đảm bảo việc phân bổ nguồn lực phát triển nhà ở thông qua cơ chế thị trường, công khai, minh bạch.

Ngoài ra, quyết định cũng nêu việc phát triển nhà ở công vụ; phát triển nhà ở phục vụ tái định cư; hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu; phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; quản lý, vận hành nhà chung cư...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc