Thứ năm, 26/12/2024

Chưa được cấp phép, thuốc quảng cáo trị COVID-19 vẫn bán tràn lan

22/11/2021 8:33 AM (GMT+7)

Dù chưa được cơ quan chức năng Việt Nam cấp phép, nhiều loại thuốc quảng cáo có thể điều trị được COVID-19 vẫn được bán tràn lan trên mạng xã hội dưới mác "hàng xách tay".

Bán mua không kiểm soát

Theo ghi nhận của PV, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, trong nhiều hội nhóm bán hàng online trên mạng xã hội đang quảng cáo, bán mua nhiều loại thuốc được cho là có thể phòng, thậm chí đặc trị COVID-19. Những loại thuốc này được người bán giới thiệu là hàng xách tay từ nước ngoài, xuất xứ từ các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ,... và có mức giá rất cao. 

Để lôi kéo khách hàng, người bán quảng cáo rằng các loại thuốc này đã được cơ quan chức năng nơi sản xuất phê chuẩn. Tuy nhiên, những hình ảnh đi kèm rao bán không hề có bất cứ chứng nhận nào mà chỉ toàn vỏ hộp, tên thuốc với chữ nước ngoài, không nhãn phụ. 

Chưa được cấp phép, thuốc quảng cáo trị COVID-19 vẫn bán tràn lan - Ảnh 1.

Những loại thuốc quảng cáo trị được COVID-19 chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan. Ảnh: Đ.T.

Trong vai một người có nhu cầu nhập buôn, PV đã bắt mối với một tài khoản có tên M.T.D (Hà Nội). Trong các hội nhóm và trên trang cá nhân của người này, liên tục đăng tải các bài viết quảng cáo về loại thuốc COVID-19 có tên Arbidol có xuất xứ từ Nga.

"Abidol có hai loại, hộp màu xanh giúp tăng sức đề kháng chống COVID-19, còn loại màu đỏ có hàm lượng cao, sử dụng cho những ai đang là đối tượng F1, F2, đã tiếp xúc với F0. Màu xanh 170 nghìn/hộp còn đỏ là 280 nghìn đồng/hộp" - tài khoản M.T.D cho hay. 

Chưa hết, người này còn quảng cáo có loại thuốc đặc trị COVID-19 tên Areplivir 200mg có mức giá lên tới 2 triệu 300 nghìn đồng/hộp. 

Ngoài ra, những người bán mặt hàng này thường chọn các hội nhóm kín, hạn chế để lại các thông tin cụ thể như địa chỉ, số điện thoại và chỉ cho đặt hàng qua tin nhắn mạng xã hội.

Cơ quan chức năng từng cảnh báo

Liên tục trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý hàng loạt các vụ việc liên quan đến các loại thuốc quảng cáo trị COVID-19 chưa được cấp phép. 

Mới đây nhất, vào đầu tháng 11, Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục Hải quan TP. HCM phối hợp với lực lượng chức năng đã khám xét 2 kiện hàng nhập khẩu trên chuyến bay từ Nga về Hà Nội, chuyển tiếp vào TP. HCM. Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 266 hộp thuốc các loại tổng cộng hơn 3.000 viên thuốc có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19. Số thuốc này được nhập lậu, theo loại hình quà biếu, tặng, được cất giấu lẫn trong một vài món đồ dùng cá nhân, như quần áo, bánh kẹo...

Chưa được cấp phép, thuốc quảng cáo trị COVID-19 vẫn bán tràn lan - Ảnh 2.

Thu giữ các lô thuốc quảng cáo trị COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: Cơ quan chức năng.

Tại Hà Nội, chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Cục Hải quan TP. Hà Nội phát hiện bắt giữ nhiều lô hàng nhập lậu là các bộ kit test nhanh và các loại thuốc được quảng cáo là thuốc điều trị COVID-19. Cơ quan chức năng đã thu giữ: 1.470 hộp (17 viên/hộp); 78.800 viên; 490 lọ thuốc điều trị COVID-19 (xuất xứ: Ấn Độ); 180 bộ test COVID-19 (xuất xứ: Trung Quốc); 220 hộp thuốc kháng Virus (xuất xứ: Nga).

Trước đó vào tháng 9, Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc dùng trong phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, thời gian qua có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đã kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng của thuốc; tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi. 

Cục Quản lý Dược đề nghị sở y tế tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng cáo các thuốc dùng trong phòng, chống COVID-19. Các trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm. Khi phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, các đơn vị phải kịp thời lập hồ sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

SJC có lãnh đạo mới sau vụ 6 người bị khởi tố vì lợi dụng chương trình bình ổn giá vàng

SJC có lãnh đạo mới sau vụ 6 người bị khởi tố vì lợi dụng chương trình bình ổn giá vàng

Ông Đào Công Thắng giữ chức Quyền Tổng giám đốc SJC sau vụ 6 người bị khởi tố do lợi dụng chương trình bình ổn giá vàng để lập khống chứng từ, chiếm đoạt tài sản. Trước ông Thắng, bà Lê Thúy Hằng là Tổng giám đốc công ty này.

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

Theo kế hoạch năm 2025, Ban Giao thông TP.HCM sẽ khởi công những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái, đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, nút giao ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm,…

Nghị định Quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe có gì mới?

Nghị định Quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe có gì mới?

Người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp.

Bình Dương tự tin hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10%

Bình Dương tự tin hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 10%

Năm 2025, kinh tế Bình Dương đặt mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên. Đây là mục tiêu nhiều thách thức song Bình Dương có cơ sở để tin tưởng vì đà phục hồi kinh tế và nhiều khó khăn được tháo gỡ ngay trong năm 2024.

Một hoa hậu nộp thuế lên đến 4,7 tỷ đồng

Một hoa hậu nộp thuế lên đến 4,7 tỷ đồng

Cục Thuế TP.HCM cho biết qua rà soát 35 nghệ sĩ, người nổi tiếng, nhiều người đã kê khai và nộp thuế trên 1 tỷ đồng/người. Có một hoa hậu nộp 4,7 tỷ đồng, một streamer nộp 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện nhiều cơ sở y tế, phòng khám, nhà thuốc vi phạm quy định

Phát hiện nhiều cơ sở y tế, phòng khám, nhà thuốc vi phạm quy định

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều cơ sở thẩm mỹ, phòng khám, nhà thuốc... có dấu hiệu vi phạm.