Đồng loạt “siết” phân lô, tách thửa
Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương trên cả nước liên tiếp xảy ra tình trạng đất đai, BĐS bị đầu cơ, môi giới “kích sóng” nhằm “tạo sốt giá ảo” khiến thị trường phát triển không lành mạnh. Điển hình như vụ việc môi giới dựng rạp tạo trò “sốt đất”, chạy như giặc đuổi để chốt lô đất ở Bình Phước, hay việc cò đất nô nức tập trung mua bán đất như đi hội ở Quảng Trị mới đây,…
Trước thực trạng này, chính quyền các địa phương như Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc,… đã đồng loạt ra văn bản chỉ đạo, tạm dừng cấp quyền sử dụng đất để chặn phân lô, bán nền.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan liên quan tạm dừng việc giải quyết thủ tục về chia tách thửa đối với đất nông nghiệp, thửa đất gồm đất ở và đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không có đất ở; chỉ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở đảm bảo điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Loạt địa phương ra văn bản tạm dừng thủ tục hành chính liên quan đến việc phân lô, bán nền đất sai quy định, nhằm ngăn chặn việc cò, mồi, đầu cơ đất tạo "sốt đất", "kích giá ảo". |
Cũng mới đây, Chủ tịch UBND TP Đồng Xoài (Bình Phước) đã ban hành công văn hỏa tốc, đề nghị chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai TP tạm dừng tách thửa đất, kể cả với những hồ sơ đã tiếp nhận làm trích đo, trích lục bản đồ để tách thửa.
Trong khi đó, để tránh tình trạng bát nháo trong phân lô bán nền, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu đối với trường hợp đã chia tách đất, có xây dựng đường giao thông và có dấu hiệu kinh doanh BĐS, hiện trạng thửa đất được phân lô chưa hoàn thiện các hệ thống hạ tầng theo quy định thì tạm dừng cấp quyền sử dụng đất.
Còn UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo tạm dừng toàn bộ việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc tách thửa đất để chuyển nhượng, xây dựng nhà ở hình thành các khu, điểm dân cư mới tại nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, sau khi báo chí liên tục phản ánh về việc hiến đất làm đường giao thông mới, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nhưng thực chất là biến tướng để đầu tư dự án BĐS quy định trên địa bàn.
Quy định xử phạt cụ thể về đất đai
Nhận định về việc các địa phương đồng loạt “siết” việc phân lô, chia tách thửa đất nông nghiệp, ông Nguyễn Chí Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, việc này sẽ góp phần ngăn chặn được việc gom đất hỗn hợp, tràn lan rồi phân lô, rao bán trái mục đích sử dụng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp phân lô, tách thửa đúng mục đích sử dụng thì hoàn toàn không bị cấm, vì vậy không hề bị ảnh hưởng bởi các quyết định mới đây.
Ông Thanh nhận định, sau loạt động thái mạnh của chính quyền các tỉnh, các giao dịch đất nền có thể bị khựng lại, và đây là điều cần thiết. Bởi nếu thị trường đất nền phát triển nhưng theo hướng tràn lan, tùy tiện để đầu cơ, trục lợi thì sẽ không mang lại lợi ích gì, mà còn góp phần tạo nên tình trạng “sốt đất”, “sốt giá ảo”,…
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng, việc phân lô bán nền đang tạo ra hiện tượng găm giữ đất đai tìm cách “thổi giá”. Việc này làm lũng đoạn thị trường BĐS, gây lãng phí tài nguyên và không tạo ra phát triển kinh tế mà chỉ gây rối cho phát triển kinh tế địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, việc "siết" chặt quy định về phân lô, tách thửa sẽ làm thị trường đất nền bị khựng lại và đây là việc cần thiết. |
Ngoài ra, Chủ tịch Hội môi giới BĐS cho rằng, kể cả trường hợp người mua đất có nhu cầu ở thực, nhu cầu xây nhà thì cách phát triển nhà ở manh mún như vậy sẽ tạo ra sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tạo áp lực lên địa phương, đồng thời còn phá vỡ quy hoạch của địa phương, gây khó khăn cho hoạt động tập trung đất đai.
Bàn về giải pháp đối với thị trường hiện tại, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần phải cảnh báo người dân, nếu mua đất phân lô bán nền từ đất nông nghiệp thì sẽ vĩnh viễn không được chuyển mục đích sử dụng đất và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, các chuyên gia BĐS cho rằng, cần xem xét đưa việc phân lô, bán nền đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào Luật Đất đai (sửa đổi), để có cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có thể quản lý và quy hoạch đất đai một cách hợp lý và ổn định.
Còn ông Nguyễn Văn Đính bày tỏ, chúng ta cần có những quy định về đất đai, thuế và quy hoạch mang tính bền vững và rõ ràng hơn. Chẳng hạn chúng ta có thể sử dụng sắc thuế để xử lý, xử phát những nhà đầu cơ găm giữ đất đai, nhằm mục đích sinh lợi cho bản thân, làm tăng giá bất thường, tạo bong bóng cho thị trường BĐS. Và khi nhà đầu cơ nhận thấy bị đánh thuế quá nhiều, không có lợi cho bản thân thì sẽ từ bỏ việc thao túng thị trường.
Theo Tiền Phong
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa ra văn bản xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP.Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Tại TP.HCM, nhiều dự án nhà ở bị ngưng thi công hoặc đang tồn kho trong nhiều năm trong khi người dân phải mỏi mòn chờ đợi chủ đầu tư triển khai, bàn giao nhà.
Giá thuê trên thị trường văn phòng tại TP.HCM được dự báo tăng 5% trong năm 2025 nhưng lại có chiều hướng ổn định hơn từ 2026.
Đến nay, 9 cây cầu bộ hành kết nối với các nhà ga Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) đã hoàn thiện, tạo thuận lợi cho người dân khi đi tàu.
Theo HoREA, phân khúc nhà ở cao cấp đang chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bất động sản TP.HCM. Hiện nay, thị trường không còn nguồn cung nhà ở trung cấp, nhà ở bình dân có giá vừa túi tiền.
Ông Đường 'Bia' thừa nhận làm nhà ở thương mại là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn, không dành cho các doanh nghiệp nhỏ.