Thứ sáu, 26/04/2024

Chuyên gia nhận định thời điểm giá nhà đất hạ nhiệt

29/04/2022 12:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng giá bất động sản (BĐS) đang tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại, nhưng nhìn về dài hạn thì chắc chắn thị trường sẽ hạ nhiệt khi nguồn vốn của nhà đầu tư bị co hẹp.

Giá nhà đất không ngừng tăng

Sau khi khảo sát, thu thập dữ liệu biến động giá bán một số loại hình BĐS trong tháng 3/2022 và quý I/2022 ở 8 địa phương, bao gồm: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo Quý I/2022 của Bộ Xây dựng đã chỉ ra rằng, giá giao dịch BĐS bình quân của toàn thị trường trong quý này đều có xu hướng tăng .

Đáng chú ý, trong tháng 3/2022, một số loại hình BĐS tăng giá khá cao so với các tháng trước. Điển hình như phân khúc căn hộ chung cư của Hà Nội tăng giá 1,53%, nhà ở riêng lẻ tăng giá 2,24%, đất nền cho xây dựng nhà ở tăng 2,85%.

Trước đó, báo cáo thị trường quý I/2022 của Batdongsan.com.vn và DKRA cũng chỉ ra xu hướng giá nhà tăng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Trong đó, giá căn hộ bán và cho thuê ở Hà Nội tăng trung bình 5 -8% theo quý. Trên thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ tăng 9 -12% so với cùng kỳ 2021. Phân khúc đất nền, đất thổ cư tại Hà Nội có biến động giá, tăng trung bình từ 20-25% so với cùng kỳ, nhiều khu vực phía Tây Hà Nội như huyện Chương Mỹ xuất hiện tình trạng tăng giá nóng, giá tăng gần 35-74%.

 Chuyên gia nhận định thời điểm giá nhà đất hạ nhiệt?  - Ảnh 1.

Bộ Xây dựng và các đơn vị BĐS nhận định, giá BĐS không ngừng tăng trong Quý I/2022, và việc tăng giá này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần hết sức cân nhắc khi xuống tiền.

Còn ở TP HCM, mặt bằng giá bán căn hộ tăng 3-4% so với quý trước và tăng gần 10% so với cùng kỳ, giá thuê cũng tăng từ 4-7%. Phân khúc đất nền, đất thổ cư rao bán tại TP HCM tăng giá từ 10 -25%. Với các địa phương thuộc khu vực Đông – Tây Nam Bộ như Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, ghi nhận giá đất thổ cư tăng từ 7-27% so với cùng kỳ năm 2021.

Trước những dấu hiệu nêu trên, nhiều đơn vị và chuyên gia BĐS nhận định đà tăng giá BĐS có thể sẽ còn xuất hiện trong thời gian tới. Trong khi đó, Bộ Xây dựng cho rằng áp lực giá nguyên vật liệu đầu vào như thép, đá, cát, vận tải tăng… Cùng với áp lực của việc khan hiếm nguồn cung sản phẩm mới sẽ khiến giá BĐS tăng hơn trong thời gian tới đây. Nhưng nhà đầu tư cần hết sức cân nhắc khi xuống tiền.

Thị trường BĐS sẽ cắt lỗ trong tương lai gần?

Nhận định về thị trường BĐS những năm gần đây, không ít chuyên gia BĐS cho rằng, từ năm 2014 tới nay, giá BĐS liên tục có dấu hiệu tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hoặc khi có sự chững lại về giá BĐS thì cũng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, nhưng mức giá BĐS vẫn liên tục tăng mạnh theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nhà đầu tư cần có cái nhìn thật thận trọng về thị trường và giá BĐS vì sẽ đến một thời điểm thị trường chững lại , và nhiều nhà đầu tư sẽ phải cắt lỗ BĐS trong tương lai gần.

Cụ thể, lãnh đạo một công ty BĐS khu vực miền Trung nhận định có thể giá đất sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2022 hoặc bước sang năm 2023. Đồng thời, trong bối cảnh các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất và “siết” tín dụng với BĐS, sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các tín hiệu khó khăn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cùng với việc tăng cường thanh tra dự án, “siết” thuế chuyển nhượng nhà đất khiến thị trường BĐS từ chững lại sẽ rơi vào trạng thái khó khăn. Và theo quy luật tất yếu, khi thị trường gặp khó, nhà đầu tư thiếu vốn thì giá BĐS bắt buộc phải giảm. Tuy nhiên, trước mắt thì giá BĐS chưa giảm vì kỳ vọng của nhà đầu tư còn lớn và còn khả năng gồng gánh nợ lãi tốt.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng, hiện nay có nhiều khu vực thiết lập mặt bằng giá mới rất cao do yếu tố đầu cơ, gây tác hại rất lớn đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường BĐS, khiến giấc mơ sở hữu nhà của những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị ngày càng xa vời.

Đồng thời, Chủ tịch HoREA cho rằng mâu thuẫn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là tình trạng lệch pha cung cầu. Bởi thị trường đang rất thiếu nguồn cung nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp nhưng lại dư thừa nguồn cung nhà ở cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng.

Do đó, nhận định về sự biến động của thị trường trong thời gian tới, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, khi nguồn vốn chảy vào BĐS bị co hẹp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư BĐS sẽ phải tập trung vào dự án có khả thi, không còn đầu tư dàn trải, thì thị trường BĐS chắc chắn sẽ hạ nhiệt…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.