Chủ nhật, 12/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (13/11): Chọn lọc giải ngân những cổ phiếu khỏe hơn thị trường

13/11/2023 6:30 AM (GMT+7)

Với hoạt động đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn có thể tận dụng nhịp rung lắc trong phiên hôm nay để giải ngân mua thêm với những cổ phiếu có sẵn trong danh mục. Tuy nhiên, nên chỉ nên giải ngân có chọn lọc ở những cổ phiếu khỏe hơn thị trường.

Kết phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 10/11), VN-Index giảm 12,21 điểm (1,1%) khớp ở mức 1.101,68 điểm. HNX-Index giảm 1,57 điểm (0,69%) khớp ở mức 226,65 điểm, trong khi UPCoM cũng giảm 0,19 điểm (0,22%) khớp ở mức 86,03 điểm. Thanh khoản thị trường khá cao với giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt hơn 23.748 tỷ đồng.

Về giao dịch của khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 150 tỷ đồng, đây là ngày bán ròng thứ 3 liên tiếp của khối này.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (13/11): Chọn lọc giải ngân những cổ phiếu khỏe hơn thị trường  - Ảnh 1.

Cổ phiếu DIG được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP và dừng lỗ tại 21.600 đồng/CP. Ảnh: DIG

Có thể xem xét giải ngân chọn lọc ở một số cổ phiếu khỏe hơn thị trường

Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (13/11), Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nhận định VN-Index cần quay lại test ngưỡng hỗ trợ 1.090 điểm để lấy lại trạng thái cân bằng sau phiên bất ngờ bùng nổ giữa tuần.

Tại ngưỡng quanh mốc hỗ trợ này, CSI kỳ vọng VN-Index sẽ Sideway, tích lũy và dần lấy lại xu hướng tăng điểm.

Việc mua thăm dò tại ngưỡng hỗ trợ 1.080 -1.020 điểm theo quan điểm của CSI ở hai tuần trước dù chưa có lợi nhuận thỏa đáng nhưng cũng có chút vị thế thuận lợi để nhà đầu tư quan sát và tăng thêm tỷ trọng ở những cổ phiếu đang có lợi nhuận khi VN-Index test ngưỡng hỗ trợ 1.090 điểm trong tuần sau.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì nhận định, trong phiên cuối tuần trước, áp lực chốt lời gia tăng quanh ngưỡng cản gần 1.120 (+/-5) điểm đã khiến cho đà hồi phục tích cực của chỉ số VN-Index không duy trì được đến cuối phiên.

Việc VN-Index liên tiếp có những phiên điều chỉnh với thanh khoản lớn đang để ngỏ rủi ro mở rộng nhịp giảm điểm về các vùng hỗ trợ, gần là quanh 1.085 (+/-5) điểm và xa hơn là 1.055 (+/-10) điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục trải lệnh bán nếu chỉ số có nhịp hồi phục một lần nữa quay lên tiếp cận các vùng kháng cự.

Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) thì đánh giá thị trường trong ngắn hạn đang vận động lỏng lẻo nhưng nhịp hồi phục đã hình thành, VN-Index đang kiểm định ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm và nếu thành công thì nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể giải ngân thêm với quan điểm thận trọng, bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend tiếp diễn nên sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (13/11): Chọn lọc giải ngân những cổ phiếu khỏe hơn thị trường  - Ảnh 2.

Cổ phiếu REE được khuyến nghị mua với giá mục tiêu 74.000 đồng/CP. Ảnh: REE

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), phiên giao dịch hôm nay (13/11), các nhà đầu tư tiếp tục hiện thực hóa lợi nhuận từng phần đối với những cổ phiếu đã bắt đáy thành công, chỉ duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức 30% tài khoản.

Đồng thời, bám sát thị trường ở vùng hỗ trợ 1.085 điểm và kiên nhẫn chờ đợi những phiên rung lắc điều chỉnh lớn hơn để có thể giải ngân mua cổ phiếu với mức giá chiết khấu tốt.

Chọn mã cổ phiếu nào phiên hôm nay?

Phiên giao dịch hôm nay (13/11), Chứng khoán Maybank (MSVN) khuyến nghị mua cổ phiếu DIG của Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP.

Trong quý III/2023, DIG ghi nhận doanh thu thuần 235 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng so với khoản lỗ ròng 1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của DIG đạt 594 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế giảm 25% xuống còn 106 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thu nhập tài chính tăng 224% so với cùng kỳ, đạt 209 tỷ đồng nhờ lợi nhuận đầu tư đạt 182 tỷ đồng và chi phí tài chính giảm 52%.

Theo quan điểm đầu tư của MSVN, giá cổ phiếu DIG tăng tốt từ đầu tháng 11. Khối lượng giao dịch thường xuyên duy trì cao hơn trung bình 20 ngày từ giữa tháng 10 tới nay.

Về kỹ thuật, chỉ báo MACD của cổ phiếu đang nằm trên đường tín hiệu, vẫn tăng nhanh về gần hơn ngưỡng 0 và các chỉ báo động lượng vận động lên vùng tích cực.

Do đó, MSVN khuyến nghị mua cổ phiếu DIG với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP và dừng lỗ tại 21.600 đồng/CP.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì khuyến nghị mua cổ phiếu REE của Công ty CP Cơ điện lạnh.

Theo VDSC, REE ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2023 lần lượt đạt 6.505 tỷ đồng và 1.684 tỷ đồng, tương đương tăng 3,2% và giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý IV/2023, VDSC kỳ vọng kết quả kinh doanh nhóm điện của REE sẽ cải thiện.

Năm 2023, VDSC ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau của REE ở mức 8.827 tỷ đồng và 2.437 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,8% và 9,5% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương với tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) 5.967 đồng/CP.

Đối với năm 2024, VDSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của doanh nghiệp này đạt 9.324 tỷ đồng và 2.810 tỷ đồng, tăng 5,6% và 15,3% so với cùng kỳ, tương đương với EPS 6.878 đồng/CP.

Trên cơ sở đó, VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu REE với giá mục tiêu 74.000 đồng/CP.

Chứng khoán Phú Hưng (PHS) thì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Theo PHS, dù kỳ vọng vào sự khá hơn của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, nhưng PHS vẫn thận trọng về sự phục hồi của hai thị trường này vào cuối năm 2024. Qua đó, PHS dự phóng tín dụng năm 2024 của TCB đạt 21,4%. PHS ước tính NIM của TCB cải thiện so với cuối năm 2023, lên 4,65% nhờ hưởng lợi từ các nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức quốc tế và sự phục hồi của CASA.

Hơn nữa, PHS kỳ vọng áp lực nợ xấu sẽ gia tăng vào cuối năm 2024 do Thông tư 02/2023/TT-NHNN hết hiệu lực, qua đó PHS dự phóng tỷ lệ nợ xấu năm 2024 đạt 1,23%.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu TCB là 45.100 đồng/CP. Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Về rủi ro: (1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro lạm phát; (5) Rủi ro suy thoái kinh tế; (6) Rủi ro sự phục hồi của thị trường bất động sản và trái phiếu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).