Thứ năm, 07/12/2023

Cổ phiếu xây dựng và dầu khí "nổi sóng", VN-Index tăng gần 7 điểm

21/11/2023 4:08 PM (GMT+7)

Kết phiên giao dịch hôm nay (21/11), chỉ số VN-Index tăng 6,8 điểm, tương đương 0,62%, lên 1.110,46 điểm. Tâm điểm của phiên giao dịch hôm nay là HBC của "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình khi mã này bất ngờ tăng kịch trần.

Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu bất động sản có sự phân hóa. Theo đó, các "ông lớn" như VHM, VRE, NVL, KDH, KBC, NLG đều ghi nhận sắc xanh; trong khi đó, VIC, BVM, PDR, DIG lại chìm trong sắc đỏ. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn ở nhóm này lại giao dịch khá tích cực. 

Tuy nhiên, tâm điểm của thị trường phiên hôm nay lại "xoáy" vào nhóm cổ phiếu ngành xây dựng khi một số mã tiêu biểu của nhóm này diễn biến hết sức khả quan, trong đó đáng chú ý là CTD tăng 5,28% và HBC tăng kịch trần.

Cổ phiếu xây dựng và dầu khí "nổi sóng", VN-Index tăng gần 7 điểm - Ảnh 1.

VN-Index tăng gần 7 điểm phiên hôm nay 21/11. Nguồn: Vietstock

Sở dĩ, HBC tăng kịch trần có thể đến từ thông tin DN này vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc triển khai phương án phát hành thêm cổ phiếu.

Theo đó, Hòa Bình dự kiến phát hành gần 252,5 triệu cổ phiếu, trong đó 220 triệu là chào bán riêng lẻ với giá tối thiểu là 12.000 đồng/CP, cao nhất là 14.500 đồng/CP cùng với 32,5 triệu cổ phiếu là phát hành riêng lẻ để hoán đổi nợ. 

Cụ thể, có hai nhà đầu tư nước ngoài dự kiến tham gia đợt chào bán của Xây dựng Hòa Bình, bao gồm Tumaz and Tumaz Enterprises Ltd mua 100 triệu cổ phiếu và Primetech VN Development and Investment Joint Stock Company mua 120 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu sau chào bán là 18,99% và 22,79% vốn điều lệ.

Với đợt phát hành này, Hòa Bình dự kiến thu về từ 2.640 tỷ đồng - 3.190 tỷ đồng, dùng để thanh toán các khoản nợ vay của công ty với các ngân hàng, trong đó hơn 1.754 tỷ đồng là trả gốc và lãi cho Ngân hàng BIDV, gần 998 tỷ đồng trả cho Ngân hàng VietinBank, 158 tỷ trả gốc và lãi cho Ngân hàng MSB, 136 tỷ trả cho NCB, còn lại trả cho VPBank và SeABank.

Về việc giảm số lượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ để hoán đối nợ từ 54 triệu cổ phiếu xuống 32,5 triệu cổ phiếu, Hòa Bình cho biết, vì một số lý do, tập đoàn đã thanh toán nợ cho một số chủ nợ, một số chủ nợ thay đổi ý định hoán đổi nợ,... Do đó HĐQT quyết định điều chỉnh số lượng cổ phiếu phát hành để hoán đổi nợ căn cứ theo chấp thuận về nguyên tắc bằng văn bản của chủ nợ về việc hoán đổi nợ.

Các chủ nợ này đều không phải cổ đông của Hòa Bình và không có bất kỳ liên quan gì tới người nội bộ và đều là nhà đầu tư trong nước.

Cổ phiếu xây dựng và dầu khí "nổi sóng", VN-Index tăng gần 7 điểm - Ảnh 2.

Các mã chứng khoán ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index phiên hôm nay 21/11.

Trở lại phiên giao dịch hôm nay, ngoài nhóm cổ phiếu ngành xây dựng thì nhóm cổ phiếu dầu khí cũng nổi bật không kém. Xét trên 3 sàn, PVS tăng tới 5,19%, PVD tăng 4,12%, PVC tăng 4,11%, PVB tăng 3,72%, BSR cũng tăng mạnh 3,23%. 

Còn hai "ông lớn" phân phối xăng dầu là PLX và OIL lần lượt có thêm 0,9% và 1,96% giá trị.

Ở nhóm chứng khoán, các mã nổi bật có thể kể đến như VND tăng 2,36%, VCI tăng 1,94%, SSI tăng 0,46%, HCM tăng 0,51%, VIX tăng 0,59%, FTS tăng 0,94%, BSI tăng 2,79%, ORS tăng 1,82%.

Cổ phiếu ngân hàng đa phần biến động trong biên độ hẹp dưới 1%. Một số mã tăng trên 1% có thể kể đến BID và LPB.

Nhóm bluechip cũng có nhiều mã tăng tích cực như HPG tăng 1,5%, VNM tăng 0,29%, MSN tăng 1,57%, GVR tăng 0,25%, SAB tăng 0,16%...

Nhóm cổ phiếu hàng không và bán lẻ ở trong xu hướng tích cực chung, có thể kể đến như VJC và HVN lần lượt có thêm 0,85% và 1,37% giá trị; MWG tăng 0,86%, PNJ tăng 2,66%, FRT tăng 0,49% và DGW tăng 3,92%.

Nhìn chung, toàn sàn HoSE có 333 mã tăng giá, 92 mã đứng giá tham chiếu và 173 mã giảm giá. VN-Index tăng 6,80 điểm (+0,62%), lên 1.110,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 712,6 triệu đơn vị, giá trị 14.882,5 tỷ đồng.

Trên sàn HNX có 92 mã tăng và 58 mã giảm, HNX-Index tăng 2,02 điểm (+0,89%), lên 229,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 91,3 triệu đơn vị, giá trị 1.927,2 tỷ đồng.

UpCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,1%), lên 86,22 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,3 triệu đơn vị, giá trị 375,2 tỷ đồng.

Tính cả 3 sàn, thanh khoản phiên hôm nay đạt hơn 17.340 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng

Gần 32 nghìn tỷ đồng "đổ" vào thị trường, VN-Index vẫn giảm gần 5 điểm vì khối ngoại bán ròng

Thanh khoản của thị trường chứng khoán phiên hôm nay (7/12) ghi nhận con số cao kỷ lục, gần 32 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, do khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng, khiến VN-Index không ngăn được đà giảm điểm.

Cuối năm, người dân cần cảnh giác trước cạm bẫy tín dụng đen

Cuối năm, người dân cần cảnh giác trước cạm bẫy tín dụng đen

Các tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền, vay tiền để trang trải cuộc sống, giải quyết công việc của người dân càng gia tăng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhóm "tín dụng đen" tiếp cận giăng lưới các "con mồi".

Phát Đạt nói gì khi các lãnh đạo chủ chốt đua nhau bán cổ phiếu?

Phát Đạt nói gì khi các lãnh đạo chủ chốt đua nhau bán cổ phiếu?

Tới thời điểm hiện tại, đã có tới 4 lãnh đạo chủ chốt của Phát Đạt đăng ký bán bớt cổ phiếu PDR để để tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (7/12): Dự kiến lợi nhuận quý IV/2023 tăng trưởng 61%, cổ phiếu HHV trở nên hấp dẫn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (7/12): Dự kiến lợi nhuận quý IV/2023 tăng trưởng 61%, cổ phiếu HHV trở nên hấp dẫn

Dự kiến trong quý IV năm nay và cả năm 2024, mảng xây dựng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HoSE: HHV), trong khi doanh thu mảng BOT trong năm 2024 sẽ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 4% đối với mỗi dự án.

FPT thâu tóm công ty của Pháp sau khi mua 3 công ty Mỹ

FPT thâu tóm công ty của Pháp sau khi mua 3 công ty Mỹ

FPT đã mua 80% cổ phần của AOSIS, công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Pháp, theo công bố của "đại gia" công nghệ Việt Nam hôm nay 6/12.

FDI lĩnh vực tiêu dùng Nhật Bản: Sóng sau tiếp sóng trước

FDI lĩnh vực tiêu dùng Nhật Bản: Sóng sau tiếp sóng trước

Gần đây, nhiều công ty Nhật Bản đẩy mạnh tốc độ thâm nhập và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, thị trường ASEAN được giới đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc coi trọng.